Defi là gì ? Tài chính phi tập trung là gì ? Thông tin cần biết về Defi

Defi là gì ? | 19/03/2023 10:03

Defi là khái niệm không còn xa lạ với những nhà đầu tư lâu năm trong thị trường tiền điện tử, sự bùng nổ vào năm 2020 với hàng nghìn dự án Defi được phát triển trên các hệ sinh thái khác nhau đã thu hút dòng tiền khổng lồ đổ vào thị trường Crypto.

Cùng chuyên mục:

Defi là gì ? Tài chính phi tập trung là gì ? Thông tin cần biết về Defi

Defi là mảnh ghép quan trọng của thị trường tiền điện tử

Defi là khái niệm không còn xa lạ với những nhà đầu tư lâu năm trong thị trường tiền điện tử, sự bùng nổ vào năm 2020 với hàng nghìn dự án Defi được phát triển trên các hệ sinh thái khác nhau đã thu hút dòng tiền khổng lồ đổ vào thị trường Crypto.

Defi là gì ?

Lịch sử ra đời

Ra đời trong bối cảnh các thị trường tài chính truyền thống có nhiều hạn chế, việc tập trung quyền lực vào 1 cá nhân hay tổ chức cùng tính thiếu minh bạch. Defi giải quyết các vấn đề trên với tính chất phi tập trung của mình, các tổ chức, thị trường và công cụ tài chính được vận hành phi tập trung.

Sự ra đời của blockchain Ethereum vào năm 2013 là sự khởi đầu của Defi, việc phát triển hợp đồng thông minh trên mạng lưới là tiền đề cho các hoạt động Defi sau này.

Quá trình phát triển

Tháng 11 năm 2013, sự ra đời của Ethereum với smart contract(hợp đồng thông minh) đã giúp các dapp(ứng dụng phi tập trung) phát triển trên mạng lưới này. Điều này tạo tiền đề cho Defi phát triển trên hệ sinh thái Ethereum sau này.

Tháng 12 năm 2014, MakerDAO ra đời, đánh dấu bước đầu trong sự phát triển của Defi khi nền tảng này cho vay với tài sản thế chấp duy nhất là Ethereum, đồng thời stablecoin phi tập trung DAI cũng ra đời.

Tháng 4 năm 2016, DAO ra đời, tổ chức tự trị phi tập trung đã huy động được số tiền lên tới 150 triệu USD, là tiền đề cho các DAO khác phát triển sau này.

Năm 2018, Compound và UniSwap ra đời, 2 dự án quan trọng nhất trong sự phát triển của Defi. Compound là nền tảng cho vay và cho phép người dùng cung cấp thanh khoản, trong khi đó Uniswap là sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất thị trường.

Blockchain là gì ? Công nghệ chuỗi khối là gì ? Cách thức hoạt động của Blockchain

Từ 2020 đến 2021, Defi bùng nổ với hàng nghìn dự án phát triển tên các hệ sinh thái khác nhau như trên Ethereum, Binance Smart Chain,... Tổng số tiền khóa lại từng đạt mốc hơn 180 tỷ USD.

TVL của Defi từng đạt hơn 180 tỷ USD(nguồn:defillama)

Defi hoạt động như thế nào ?

Defi - tài chính phi tập trung sử dụng công nghệ blockchain(chuỗi khối) mà tiền điện tử sử dụng. Chuỗi khối là cơ sở dữ liệu không thể thay đổi, lưu trữ phân tán và bảo mật cao. Người dùng Defi tương tác thông qua các Dapps - ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên mạng lưới blockchain. Không giống tài chính truyền thống khi người dùng cần định danh tại các ngân hàng mới có thể giao dịch, ở Defi người dùng chỉ cần ứng dụng và tiền điện tử là có thể tham gia vào Defi.

Những cách phổ biến tương tác với Defi : 

  • Cho vay : Cho vay tiền điện tử của bạn trên các nền tảng hỗ trợ, nhận lãi mỗi phút. Các nền tảng cho vay phổ biến như Compound, AAVE,...
  • Vay : Người dùng chỉ cần tài sản thế chấp là có thể vay 1 lượng tiền nhất định, thường là thế chấp Ethereum và vay ra stable coin DAI.
  • Giao dịch : Thực hiện giao dịch ngang hàng mà không cần cá nhân hay tổ chức thứ 3 nào can thiệp.
  • Tiết kiệm : Rất nhiều các ứng dụng phi tập trung hỗ trợ người dùng gửi tiết kiệm với mức lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng.
  • Giao dịch phái sinh : Người dùng đặt cược vào sự tăng hoặc giảm của loại tiền điện tử nhất định.

Defi có lừa đảo không ?

Defi là mảnh ghép quan trọng trong thị trường tiền điện tử, với nhiều hàng nghìn dự án được phát triển trên khắp các blockchain hàng đầu, đặc biệt là Ethereum và BNB chain.

Tổng số tiền được khóa lại trên các dự án Defi từng đạt đỉnh 180 tỷ vào mùa hè Defi, ở thời điểm downtrend hiện tại, TVL trên các hệ sinh thái vẫn đạt hơn 40 tỷ USD.

Rất nhiều dự án Defi uy tín được định giá hàng tỷ USD, được nhiều quỹ đầu tư hàng đầu thế giới tham gia vòng gọi vốn như Uniswap, the Curve hay AAVE,...

Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển nhanh chóng thì những rủi ro vẫn tiềm ẩn khi những dự án lừa đảo xen lẫn với các dự án Defi uy tín. Nhà đầu tư cần nghiên cứu, tìm hiểu dự án kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào bất kỳ dự án nào.

Các giao thức Defi trên thị trường

Với sự phát triển nhanh chóng, Defi đã có hơn 30 giao thức trên khắp các mảnh ghép của thị trường. Dưới đây là 10 giao thức Defi có giá trị tài sản khóa lại lớn nhất.

DEX

Giao thức nơi người dùng có thể trao đổi, mua bán tiền điện tử còn được gọi là sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung.

Liquid Staking

Nơi người dùng có thể gửi tiền điện tử lấy lãi hoặ cung cấp thanh khoản cho giao thức để nhận về phần thưởng và phí giao dịch.

Lending

Nơi người dùng có thể vay hoặc cho vay tiền điện tử.

Bridge

Cầu nối giữa các blockchain, giúp chuyển tài sản từ mạng lưới blockchain này sang mạng lưới blockchain khác.

CDP

Giao thức tạo ra stable coin riêng bằng cách cho vay thế chấp.

Yield

Giao thức trả thưởng cho người dùng khi stake hoặc cung cấp thanh khoản

Services

Giao thức cung cấp dịch vụ cho người dùng.

Derivatives

Giao thức cá cược với đòn bẩy

Yield Aggregator

Giao thức tổng hợp thu hoạch từ các giao thức khác

Algo-Stables

Cung cấp đồng tiền thuật toán cho stablecoin

Các dự án Defi trên hệ sinh thái Ethereum(nguồn:theblock)

Ưu điểm và nhược điểm của Defi?

Ưu điểm

  • Phi tập trung : Không thông qua cá nhân hay tổ chức nào, người dùng toàn quyền kiểm soát tài sản của mình tương tác trên các ứng dụng phi tập trung.
  • Minh bạch : Hoạt động trên blockchain nên tất cả các thông tin giao dịch đều được ghi lại trên chuỗi khối.
  • Chi phí thấp : Người dùng chỉ cần chi trả khoản phí nhỏ quy định trên blockchain

Nhược điểm

  • Rủi ro cao : Defi bị ảnh hưởng trực tiếp khi thị trường biến động mạnh, cùng việc thiếu sự quản lý khiến các dự án lừa đảo đầy rẫy.
  • Thanh khoản thấp : Tiền điện tử là thị trường nhỏ còn tiềm năng phát triển, tuy nhiên nhiều dự án phát triển khiến lượng thanh khoản bị chia nhỏ
  • Thế chấp cao : Đa số các giao thức đều yêu cầu tài sản thế chấp cao hơn nhiều so với khoản vay, do thị trường tiền điện tử biến động mạnh.
  • Rủi ro từ smart contract : Những giao thức này luôn bị các hacker dòm ngó, rất nhiều vụ hack đã xảy ra từ mùa tăng trưởng 2020 đến nay.

Tiềm năng phát triển của Defi

Defi còn đang trong giai đoạn sơ khai và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Một số xu hướng đang có nhiều công nghệ nổi bật dưới đây.

Multichain

Multichain sẽ là xu hướng phát triển tiếp theo, khi hiện các blockchain hoạt động khá riêng lẻ và chưa có nhiều liên kết. Việc mở rộng sang nhiều blockchain giúp các dự án tiếp cận nhiều người dùng hơn cùng lượng thanh khoản lớn.

Cross-chain

Đây cũng là giải pháp xuyên chuỗi đang được các nhà phát triển quan tâm, giúp tài sản được luân chuyển giữa các blockchain dễ dàng hơn. 

Liquidity - Lấy thanh khoản làm trọng tâm

Thanh khoản là nguồn sống của Defi, các dự án đều tìm mọi cách giữ chân người dùng bằng những chương trình trả thưởng hấp dẫn hoặc thu hút những người dùng từ các giao thức khác. 

DeFi 2.0

Defi 2.0 giải quyết vấn đề sử dụng thanh khoản một cách hiệu quả. Những dự án ra đời trong giai đoạn thị trường suy thoái nên chưa để lại nhiều hiệu quả, tuy nhiên tiềm năng phát triển trong tương lai lớn.

Lợi nhuận thực (Real Yield)

Defi tăng trưởng nhưng không bền vững vì không tạo ra lợi nhuận thực, tuy nhiên những cơ chế mới giúp tạo ra giá trị thực duy trì lợi nhuận cho người dùng và phát triển dự án như thu phí giao dịch từ trader, chênh lệch lãi suất vay và cho vay, phí thanh lý, gas fee,...

Có thể bạn quan tâm : 

Dex Tools

Chưa có bài viết mới

Tin Tức Crypto

Kiến thức Crypto

NFT

Airdrop

Hướng dẫn

Defi

Gamefi

Metaverse - Web3

Liên hệ quảng cáo: [email protected]