Báo cáo từ Liên Hợp Quốc: Triều Tiên sử dụng tiền điện tử bị đánh cắp để tài trợ cho các chương trình tên lửa
Bài viết được update ngày: 08-02-2022 | 11:42:10
Triều Tiên vừa bị Liên Hợp Quốc cáo buộc về việc đánh cắp khối lượng tiền điện tử có giá trị hàng triệu đô la. Theo báo cáo, Liên Hợp Quốc cũng cho rằng, Triều Tiên đã sử dụng số tiền này cho các chương trình thử nghiệm tên lửa và hạt nhân.
Triều Tiên sử dụng tiền điện tử đánh cắp tài trợ chương trình tên lửa

Reuters trích dẫn báo cáo đầy đủ của Liên Hợp quốc về việc trong năm 2020 đến giữa năm 2021, các tin tặc Triều Tiên đã thực hiện nhiều cuộc tấn công nhằm vào ít nhất ba sàn giao dịch tiền điện tử. Khối lượng tài sản kỹ thuật số đã bị đánh cắt có thể có giá trị lên tới khoảng 50 triệu đô la.
Thậm chí, vào tháng trước, công ty phân tích, Chainalysis đã tuyên bố rằng khối lượng bị đánh cắp có thể lên tới 400 triệu đô la vào năm 2021. Nạn nhân của tin tặc này là các công ty đầu tư và các sàn giao dịch tập trung. Một số phương án được các hacker sử dụng để tấn công là: phần mềm độc hại, lừa đảo và kỹ thuật xã hội khác,...
Trong số khối lượng bị đánh cắp, Bitcoin chiếm khoảng 20%. Tỷ trọng lớn nhất là Ether với khoảng 58% và 22% còn lại thuộc về các altcoin và mã thông báo ERC-20 khác.
Cũng trong báo cáo này, Liên Hợp Quốc khẳng định chỉ trong tháng 1, Triều Tiên đã tiến hành tới 9 đợt thử nghiệm tên lửa hạt nhân. Chính vì thế, tổ chức này cũng khẳng định quốc gia này đã sử dụng số tiền bị đánh cắp để tài trợ cho các chương trình thử nghiệm.
Mặc dù Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiều lần yêu cầu quốc gia này dừng lại các hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Bất chấp những lệnh cấm được áp dụng, Triều Tiên vẫn đẩy mạnh hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình thử nghiệm này.
“CHDCND Triều Tiên đã tăng cường khả năng triển khai nhanh chóng, khả năng cơ động rộng (kể cả trên biển) và cải thiện khả năng phục hồi của lực lượng tên lửa.”
Theo thông tin mới nhất, Trung Quốc và Nga đã từ chối ký vào biên bản về việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo.
Khả năng ngăn chặn chiến tranh hạt nhân của công nghệ Blockchain?

Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine ngày càng nghiêm trọng thì những thông tin xoay quanh việc Triều Tiên đã tiến bộ với các chương trình tên lửa cũng góp phần thể hiện nguy cơ hòa bình thế giới có thể bị đe dọa.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp vũ khí, các sản phẩm vũ khí hạt nhân có thể là một trong những yếu tố quan trọng trong các cuộc chiến tranh trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, khoảng một năm trước, trung tâm Nghiên cứu Khoa học và An ninh (CSSS) nhận định rằng công nghệ blockchain có thể nâng cao lòng tin giữa các quốc gia và thậm chí có thể tháo dỡ những vấn đề xung đột này.
Theo đó, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của tiền điện tử có khả năng cho phép “quản lý chung dữ liệu được mã hóa mà không cần cơ quan trung ương”.
Điều này giúp minh bạch thông tin và góp phần xây dựng những “nền tảng kỹ thuật cho sự hợp tác giữa các bên không tin tưởng”.
Hiểu một cách đơn giản, CSSS giả định rằng công nghệ blockchain có thể giảm thiểu rủi ro của các cuộc chiến tranh tiềm tàng.
Tin khác:
- Bitcoin tăng vượt ngưỡng 45.000 USD nâng tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa trở lại mức 2000 tỷ USD
- Mitsubishi UFJ tin tưởng phát hành Stablecoin giúp thúc đẩy quá trình thanh toán
Đánh giá bài viết này
Gửi đánh giá của bạn