Thị trường tiền điện tử ngày 15/09: Ethereum chính thức triển khai The Merge, altcoin và chứng khoán Hoa Kỳ khởi sắc

Tác giả: Duy Chiến
Ngày đăng: 15-09-2022 | 14:42:06

Hôm nay việc hợp nhất mạng Ethereum chính thức diễn ra, altcoin có dấu hiệu khởi sắc nhẹ.

Thị trường tiền điện tử

Bitcoin đã bắt đầu phục hồi trở lại từ mức dưới $19.000 và tiến tới mức kháng cự $24.000. Tuy nhiên, các đường trung bình động 50 ngày và 100 ngày, đi kèm với đường xu hướng giảm đã ngăn chặn xu hướng tăng. Do đó, giá đã bị từ chối xung quanh mốc $22.000 khi BTC không thể vượt qua được các mức kháng cự quan trọng này. Phiên giao dịch ngày 15/09, Bitcoin đang ở ngưỡng $20.200, không có nhiều thay đổi so với ngày trước đó. Khối lượng giao dịch 24 giờ giảm mạnh 19%, hiện đang đạt giá trị gần 40 tỷ USD.

Biến động giá Bitcoin ngày 15/09/2022

Bitcoin đã bắt đầu phục hồi trở lại từ mức dưới $19.000 và tiến tới mức kháng cự $24.000. Tuy nhiên, các đường trung bình động 50 ngày và 100 ngày, đi kèm với đường xu hướng giảm đã ngăn chặn xu hướng tăng. Do đó, giá đã bị từ chối xung quanh mốc $22.000 khi BTC không thể vượt qua được các mức kháng cự quan trọng này.

Nếu BTC xuống dưới vùng $18.000, thị trường có thể kích hoạt một đợt giảm giá khác và có khả năng kéo giá xuống còn $15.000. Ngưỡng $20.000 là mức tâm lý và kỹ thuật rất quan trọng, nó hiện đang trở thành điểm chốt chặn cho đà tăng hoặc giảm của BTC.

Chỉ báo RSI đang cho thấy đảo chiều có thể xảy ra, với tín hiệu phân kỳ giảm khi giá tạo ra các đỉnh cao hơn, nhưng chỉ báo xung lượng lại cho thấy tín hiệu ngược lại. Hiện tại, đà giảm đã tạm dừng ở mức hỗ trợ $20.000. Tuy nhiên, cấu trúc thị trường vẫn đang nghiêng về phía giảm, do đó BTC vẫn có khả năng sẽ rơi xuống dưới $ 20.000.

Trong trường hợp này, khu vực $18.000 có thể được kiểm tra một lần nữa để xác định liệu Bitcoin có tạo mức đáy mới hay không. Giá thị trường hiện tại có xu hướng duy trì trên mức giá trị hợp lý trong thị trường tăng giá và giai đoạn đầu của thị trường giảm. Ngược lại, trong giai đoạn đầu hàng cuối cùng của thị trường gấu, giá thị trường có xu hướng giảm xuống dưới giá trị hợp lý trong vài tháng. Trong giai đoạn này, nhiều người tham gia đang bị thua lỗ và có xu hướng bán tiền của họ để tránh bị thua lỗ thêm.

Trong các chu kỳ trước, sự kết thúc của thị trường gấu và sự bắt đầu của một xu hướng tăng dài hạn diễn ra khi giá thị trường vượt qua mức giá trị hợp lý, và tín hiệu này đã xảy ra gần đây. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phân tích các yếu tố khác như tình trạng kinh tế vĩ mô và địa chính trị của thế giới, cũng như tâm lý thị trường futures, để có một phân tích chính xác hơn.

Với việc Bitcoin vẫn cố gắng giữ giá bên trên ngưỡng hỗ trợ $20.000, thị trường Altcoin cũng đã có những tín hiệu hồi phục sau đà giảm mạnh. Đặc biệt, Ethereum hôm nay đón chào một sự kiện quan trọng là The Merge. Giá ETH hiện tại đang giao quanh ngưỡng $1.650 với khối lượng giao dịch đạt 23,49 tỷ USD.

Top 10 mã token đứng đầu vốn hóa thị trường tiền điện tử ngày 15/09/2022

Các mã token nằm trong top 10 vốn hóa thị trường đều nằm trong sắc xanh với đà hồi phục nhẹ từ 1,5 - 3%. Nhiều dự án trong top 100 đã bật tăng nhẹ trong 24 giờ qua. Trong đó nổi bật là Celsius (CEL) khi ghi nhận đà tăng đột biến lên đến hơn 28%. Các altcoin khác như Ethereum Classic (ETC), Ravencoin (RVN), Compound (COMP) cũng tăng hơn 5% trong ngày.

Tâm lý thị trường sau thời điểm CPI tháng 8 của Hoa Kỳ được công bố không có nhiều biến động. Chỉ số FGI tiếp tục duy trì tại vùng Fear với mốc 28 điểm.

Chỉ số FGI thị trường tiền điện tử ngày 15/09/2022

Các yếu tố vĩ mô

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (14/9), khi nhà đầu tư gượng dậy sau phiên bán tháo mạnh nhất hơn 2 năm vào hôm thứ Ba. Giá dầu cũng tăng khá mạnh do mối lo về nguồn cung thắt chặt.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 30,12 điểm, tương đương tăng 0,1%, chốt ở 31.135,09 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,34%, đạt 3.946,01 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,74%, đạt 11.719,68 điểm.

Phiên phục hồi khiêm tốn diễn ra sau khi thị trường bán tháo trong phiên ngày thứ Ba – khi Dow Jones mất gần gần 4%, S&P 500 sụt 4,3%, và Nasdaq “bốc hơi” 5,2%, đánh dấu phiên giảm tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ kể từ tháng 6/2020.

Hiện tại, thị trường đang tính đến khả năng Fed nâng lãi suất với bước nhảy tròn 1 điểm phần trăm trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào tuần tới. Theo công cụ FedWatch Tool của sàn CME, giới đầu tư đang đặt cược khả năng 22% bước nhảy lãi suất “siêu khủng” này sẽ được áp dụng. Thị trường vẫn đang nghiêng nhiều hơn về khả năng Fed nâng lãi suất 0,75% trong lần họp này.

Trong bối cảnh như vậy, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia phân tích lo ngại chứng khoán Mỹ có thể tụt về mức đáy của tháng 6 hoặc thậm chí sâu hơn.

Thêm dữ liệu lạm phát được Bộ Lao động Mỹ công bố trong ngày thứ Tư, và đó là chỉ số giá nhà sản xuất (PPI). Dữ liệu được đưa ra không có chênh lệch so với dự báo, theo đó mang lại một chút giải toả cho tâm lý nhà đầu tư, như một sự đảm bảo rằng lạm phát thực chất đang xuống thang, dù rất chậm. Tuy nhiên, lạm phát ở Mỹ hiện vẫn còn rất cao so với mục tiêu 2% mà Fed đề ra.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 1,61 USD/thùng, tương đương tăng 1,8%, chốt ở 94,78 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 1,89 USD/thùng, tương đương tăng 2,1%, chốt ở 89,2 USD/thùng.

“Cú huých” cho giá dầu đi lên trong phiên này là một báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Tổ chức có trụ sở ở Paris, Pháp dự báo sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, nhất là Trung Quốc, sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới đi ngang trong quý 4 năm nay.

Tuy nhiên, IEA cũng cho rằng sẽ có một sự dịch chuyển lớn từ khí đốt sang dầu để sưởi ấm trong mùa đông năm nay do giá khí đốt quá đắt đỏ. Sự dịch chuyển này sẽ dẫn tới việc có bình quân 700.000 thùng dầu mỗi ngày được dùng cho việc sưởi ấm trên toàn cầu trong thời gian từ tháng 10/2022-3/2023, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo này, cùng với kỳ vọng về sự thắt chặt nguồn cung dầu, đã giúp giá dầu “vùng lên” sau phiên giảm vào ngày thứ Ba.

Trong một báo cáo hôm thứ Ba, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cũng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2022 và 2023 sẽ mạnh hơn dự báo vì có những dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế lớn đang chống chọi tốt hơn dự báo với những thách thức như lạm phát tăng cao.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang đương đầu với áp lực giảm từ nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ và châu  u, cũng như sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc dưới sức ép từ chính sách Zero Covid và khủng hoảng bất động sản. Ngoài ra, chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu cộng thêm việc đồng USD tăng giá mạnh cũng khiến giá dầu khó bứt phá.

Giá vàng thế giới tiếp tục trượt dưới mốc 1.700 USD/oz vì nỗi lo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng mạnh lãi suất trong tuần tới. Giá vàng trong nước sáng nay (15/9) “bất động”, chênh lệch với giá vàng quốc tế tiếp tục trên 18 triệu đồng/lượng.

Lúc hơn 10h trưa theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á đứng ở 1.692,6 USD/oz, giảm 5,4 USD/oz, tương đương giảm hơn 0,3%, so với đóng cửa phiên đêm qua tại Mỹ. Trong phiên ngày thứ Tư tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tụt 4,9 USD/oz, tương đương giảm gần 0,3%, còn 1.698 USD/oz.

Đồng USD suy yếu giúp giải toả bớt áp lực giảm đối với giá vàng, nhưng mối lo về lãi suất tăng vẫn ám ảnh tâm trí nhà đầu tư trên thị trường kim loại quý. Giới đầu tư và chuyên gia đang dự báo Fed sẽ tăng lãi suất ít nhất 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp vào ngày 20-21/9.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD sáng nay dao động quanh mức 109,7 điểm, tăng nhẹ so với mức chốt của phiên ngày thứ Tư tại New York, nhưng không có thay đổi đáng kể so với sáng hôm qua. Trong phiên Mỹ đêm qua, chỉ số này giảm 0,2%. Tuần trước, chỉ số lên gần 111 điểm, cao nhất trong 20 năm.

Đánh giá bài viết này

0/5 - (0 Bình chọn)

Tin khác:

- Tesla của Elon Musk mở bán Còi nhưng chỉ chấp nhận mua bằng tiền điện tử DOGE

- Độ khó đào Bitcoin (14/09) tăng mạnh, lập đỉnh ATH mới

Danh sách bài viết được xem nhiều