Thị trường tiền điện tử ngày 06/09 Coin28: ETC bất ngờ bật tăng khi sự kiện hợp nhất mạng Ethereum tới gần, altcoin hồi phục nhẹ
Ngày đăng: 06-09-2022 | 14:04:36
Trong khi đồng tiền mã hóa đứng đầu thị trường trở nên trầm lắng thì một số mã token bất ngờ hồi sinh mạnh mẽ.
Thị trường tiền điện tử
Dữ liệu thị trường cho thấy Bitcoin vẫn đang cố gắng củng cố mức hỗ trợ $20.000 trong suốt thời gian qua. Đến trưa ngày 06/09, giá BTC giao dịch quanh $19.787, khối lượng 24 giờ đạt 31,7 tỷ USD.

Theo chu kỳ lịch sử, tháng 9 giảm điểm được biết tới với cái tên “Septembear” sẽ tạo đà đi xuống cho BTC. Với tình hình hiện tại năm nay cũng khó xảy ra ngoại lệ. BTC đã có đà giảm liên tục kể từ khi không thể phá vỡ mốc $25.000 trong đợt sóng hồi phục ngắn tháng 8. Nhà đầu tư đang mong đợi một đợt retest các mức thấp hơn gần $17.600 để xác định đáy.
Đồng tiền điện tử đứng thứ hai thị trường, ETH đang bị tụt hậu so với người anh em cùng nhà ETC. Giá Ethereum đã chính thức bứt phá thành công ngưỡng $1.550 để tiến tới mức $1.664 với đà tăng 5,6%. Nguyên nhân chính của đà tăng đột biến này có thể là do tâm lý FOMO sự kiện The Merge vào 15/09 này.

Về phía altcoin, ETC đang đạt mức lợi nhuận đáng kể với 25% trong khung thời gian 24 giờ. Theo sau là RVN và BTG đều đang tăng hơn 13% trong cùng khoảng thời gian. Phần lớn top 100 đang nằm trong sắc xanh với các altcoin tăng giá còn lại đang chứng kiến mức lợi nhuận từ 1-8%.
Hai altcoin nổi bật trong tuần là DOT và LINK khi đều có đà tăng tốt trong nhiều tuần qua. Mã token của nhà Polkadot sau mức $7,21 vào Chủ nhật đã tăng lên mức ngưỡng $7,61 khi bước sang tuần mới. Chainlink hiện đang giao dịch trong vùng $7.3, tăng gần 13% trong khung thời gian tuần. Giống như DOT, động thái từ đầu tuần của LINL đã dẫn đến một sự đột phá ở ngưỡng mới.
Chỉ số Tham lam và Sợ hãi (FGI) thị trường tiền điện tử đang ở mốc 22 trong vùng “Sợ hãi tột độ”. Lần cuối cùng chỉ số chạm 20 là vào ngày 18 tháng 7.

Các yếu tố vĩ mô
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tạm thời ‘án binh bất động’ trong tuần này với dữ liệu kinh tế quan trọng tiếp theo sẽ được công bố vào ngày 13 tháng 9 dưới dạng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho tháng 8.
Tuy nhiên, có rất ít cơ hội để các trader tài sản rủi ro nghỉ ngơi, vì các sự kiện ở châu Âu đã cung cấp một sân khấu mới cho sự biến động. Sự yếu kém xuất phát từ sự bất ổn của thị trường năng lượng. Nga, dự kiến mở lại đường ống dẫn khí Nord Stream 1 vào cuối tuần, đã bất ngờ thay đổi hướng đi về các vấn đề bảo trì, với nguồn cung cấp khí đốt hiện được cho là bị đình chỉ vô thời hạn.
Nga dường như đã vạch rõ giới hạn và sẽ không bật đường ống dẫn khí đốt chính của châu Âu cho đến khi “phương Tây đồng loạt” dỡ bỏ các lệnh trừng phạt tài chính đối với nước này. Động thái này diễn ra sau khi đường ống Nord Stream 1 được cho là ngừng hoạt động để “bảo trì”, nhưng các báo cáo từ Interfax sau đó 5 ngày cho thấy Moscow sẽ không bật lại khí đốt cho đến khi các nhu cầu được đáp ứng.
Điều này xảy ra sau khi có thông tin rằng Liên minh châu Âu có kế hoạch thực hiện giới hạn giá năng lượng của Nga phù hợp với G7, mà Nga đã đáp trả bằng lời đe dọa ngừng nhập khẩu năng lượng.
Sau tuyên bố của Nga, trong cuối tuần, thị trường khí đốt tương lai của châu Âu đã chứng kiến sự đau đớn đáng kể. Nỗi đau lớn nhất đã trở thành hiện thực vào ngày 5 tháng 9, khi Reuters đưa tin rằng “Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng cao hơn tới 30% vào thứ Hai sau khi Nga cho biết một trong những đường ống cung cấp khí đốt chính của họ cho châu Âu sẽ đóng cửa vô thời hạn.” Reuters cũng đưa tin rằng châu Âu “đã cáo buộc Nga vũ khí hóa các nguồn cung cấp năng lượng.” Thị trường khí đốt đang tăng mạnh một lần nữa khi bước sang tuần mới.
Trong khi đó, tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước khác đã quyết định giảm mục tiêu sản lượng bớt 100,000 thùng/ngày từ tháng 10/2022. Trước đó, phần lớn các chuyên viên phân tích năng lượng đều kỳ vọng OPEC+ sẽ giữ nguyên chính sách sản lượng.
Trong tuyên bố, OPEC+ cho biết quyết định giảm sản lượng trở lại là do liên minh chỉ định nâng sản lượng trong tháng 9/2022. Cuộc họp kế tiếp của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 05/10. Giá dầu tăng mạnh sau quyết định của OPEC+. Tính tới lúc 21h22 ngày 5/9 (giờ Việt Nam), hợp đồng dầu Brent tăng 3,9% lên 96,64 USD/thùng, còn dầu WTI vọt 3,6% lên 90 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm 25% kể từ đầu tháng 6/2022, sau khi chạm mức đỉnh nhiều năm hồi tháng 3/2022. Đà giảm chủ yếu xuất phát từ nỗi lo về tăng trưởng (do các NHTW nâng lãi suất) và các đợt kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc.
Chỉ số đô la Mỹ (DXY) đã đạt mức cao nhất trong hai mươi năm trong suốt năm 2022 và tháng 9 cũng không nằm ngoài xu hướng này. DXY đã vượt qua 110 lần đầu tiên kể từ tháng 6 năm 2002 trong tuần này, với đồng Euro chỉ là một trong số nhiều nạn nhân bị ảnh hưởng bởi đà tăng giá tràn lan của nó.
Cùng ngày, giá vàng gần như đi ngang sau khi tăng tới 1,2% trong phiên trước đó, khi các nhà đầu tư thận trọng tập trung vào lộ trình nâng lãi suất của Fed sau dữ liệu việc làm trái chiều. Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay hầu như không đổi ở mức 1.611 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai gần như đi ngang ở mức 1.722 USD/oz.
Tin khác:
- Tân thủ tướng Anh nhậm chức ngày 6/9, mang “niềm tin mạnh mẽ” vào crypto
Đánh giá bài viết này
Gửi đánh giá của bạn