Thị trường tiền điện tử ngày 05/08 - Coin28 tổng hợp: Bitcoin đấu tranh tại đường MA 200 tuần, chứng khoán Mỹ giảm điểm chờ đợi báo cáo việc làm tháng 7
Ngày đăng: 05-08-2022 | 11:26:11
Bitcoin đã trở lại vùng cơ sở khi các mức cao hơn nhường chỗ cho cuộc chiến giành đường trung bình động 200 tuần (MA).
Thị trường tiền điện tử
Dữ liệu thị trường cho thấy giá Bitcoin đang theo xu hướng giảm để kiểm tra đường xu hướng chính của thị trường gấu dưới dạng hỗ trợ. Trong 24 giờ qua, Bitcoin đã có lúc tụt xuống mốc $22.500 rồi bật tăng trở lại vùng $23.100 vào rạng sáng nay. Sự chênh lệch này cho thấy cuộc chiến giằng co giữa hai phe mua và bán đang ngày càng trở nên quyết liệt.

Đà tăng của Bitcoin được tiếp sức bởi sự ảnh hưởng từ thông tin quỹ đầu tư BlackRock hợp tác với sàn giao dịch Coinbase, cung cấp dịch vụ giao dịch tiền điện tử cho khách hàng.
Các động thái xung quanh đường trung bình MA 200 tuần ngay trên vùng $22.800 đang diễn biến khôn lường. Phe bò và gấu chọn đây là vùng tranh chấp chính để giành quyền kiểm soát các mốc quan trọng tiếp theo. Nền tảng phân tích on-chain Material Indicators lưu ý rằng một lớp cá voi hoạt động trên sàn giao dịch lớn Binance đã chuyển sang trạng thái risk-off trong ngày.
Chỉ số tỷ lệ Illiquid Supply Shock (ISS) đã chứng kiến đà tăng đột biến trong tháng 7. ISS tăng khi BTC phần lớn được đưa ra khỏi lưu thông, do đó làm tăng khả năng tăng giá dựa trên cầu lớn hơn cung.

Trong khi đó, các altcoin vẫn đang phát tín hiệu hỗn hợp với phần lớn các mã token đều tăng giá. Dẫn đầu đà tăng trong ngày là FLOW với mức lợi nhuận 36%, theo sau là TWT của Trust Wallet Token với mức tăng 13%. Ở phía giảm, lỗ nhiều nhất trong ngày là OP khi mất tới 10% và theo sau là LDO khi đang giảm 7% trong cùng khung thời gian.
Trong khi đó, giá ETH chứng kiến xu hướng sideway khi tiếp tục đang đi ngang trong phạm vi giữa 1.600 đô la. Các mã token trong top 10 vốn hóa thị trường cũng hầu hết chứng kiến sắc xanh đang bao phủ. DOT, SOL, BNB, ADA, XRP đều có đà tăng từ 1,5 - 3% so với mức thấp nhất trong ngày hôm qua.
Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường không có nhiều biến động mạnh. Chỉ số Tham lam và Sợ hãi (FGI) tiếp tục giữ vững mốc 30-31 tại vùng Fear.

Các yếu tố vĩ mô
Chỉ số Dow Jones giảm điểm vào ngày thứ Năm (4/8), khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm tháng 7 công bố vào ngày thứ Sáu (5/8) – sẽ cung cấp thông tin mới nhất về thị trường lao động và sức khỏe nền kinh tế Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones lùi 85 điểm (tương đương 0,26%) xuống 32.726 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,08% xuống 4.151 điểm, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 6 vào ngày 3/8. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,41% lên 12.720 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ đầu tháng 5/2022.
Theo một báo cáo vào sáng ngày thứ Năm, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ tăng nhẹ, khiến nhà đầu tư phải quan sát các dấu hiệu cho thấy sức mạnh thị trường lao động đang suy yếu. Báo cáo việc làm của Mỹ tháng 7, dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu, sẽ cho thấy số việc làm được tuyển dụng trong tháng trước. Các chuyên gia kinh tế dự báo nền kinh tế Mỹ đã tạo ra thêm 258.000 việc làm trong tháng 7, giảm so với mức 372.000 việc làm trong tháng 6. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo vẫn ở mức 3,6%.
Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ có được bản cập nhật dữ liệu lạm phát từ báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 vào tuần tới.
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh vẫn tiếp tục, với một loạt báo cáo mới vào ngày thứ Năm. Cổ phiếu Eli Lilly giảm sau khi công ty công bố kết quả kinh doanh quý 2 không đạt như kỳ vọng và hạ dự báo cả năm. Cổ phiếu Datadog và Lucid cũng giảm sau khi cả 2 công ty cắt giảm triển vọng trong tương lai.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm trong ngày thứ Năm, khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm ngày thứ Sáu. Cụ thể, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm mức thấp 2,52% trong tuần này, và sau đó nhanh chóng tiến gần về mức cao 2,82%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm dao động ở mức 2,67%, giữa phạm vi đó vào chiều ngày thứ Năm. Lợi suất thường di chuyển ngược chiều với giá.
Lợi suất trái phiếu giảm mạnh vào đầu tuần khi nhà đầu tư lo ngại về suy thoái và căng thẳng với Trung Quốc khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan. Tuy nhiên, lợi suất đã khởi sắc sau những nhận định quyết liệt từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ trước khi xung đột Nga – Ukraine hồi tháng 02/2022 vào ngày thứ Năm (04/8), khi nhà đầu tư lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế vào cuối năm nay có thể ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent lùi 2,75% xuống 94 USD/thùng sau khi chạm mức thấp 93 USD/thùng vào giữa phiên, mức thấp nhất kể từ ngày 21/2. Hợp đồng dầu WTI mất 2,3% còn 88,5 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 3/2.
Cùng ngày, vàng thế giới tăng hơn 1% lên mức cao nhất trong 1 tháng, được củng cố bởi đà suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ, và khi nhà đầu tư theo dõi sát sao căng thẳng Mỹ – Trung. Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay tiến 1,6% lên 1.793 USD/oz, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 5/7 trước đó. Hợp đồng vàng tương lai cộng 1,89% lên 1.810 USD/oz.
Tin khác:
- BlackRock “bắt tay” Coinbase cung cấp giao dịch crypto cho nhà đầu tư tổ chức
Đánh giá bài viết này
Gửi đánh giá của bạn