Thị trường tiền điện tử ngày 03/09 Coin28: Bitcoin đấu tranh xung quanh vùng 20.000, thị trường biến động khi khi Mỹ công bố dữ liệu việc làm tháng 8

Tác giả: Duy Chiến
Bài viết được update ngày: 04-09-2022 | 00:57:32

Bitcoin tiếp tục có một ngày sideway quanh vùng $20.000 trong khi thị trường tài chính có biến động đáng kể.

Thị trường tiền điện tử

Dữ liệu thị trường cho thấy giá Bitcoin đạt mức $20.500 trước khi tụt xuống vùng $19.800 trong buổi chiều hôm nay (03/09). Bất chấp dữ liệu việc làm và bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ tháng 8 được công bố, đồng tiền điện tử lớn nhất thị trường vẫn không có biến động đáng kể. Khối lượng giao dịch 24 giờ của BTC trong ngày cuối tuần giảm mạnh với chỉ 28,25 tỷ USD.

Biến động giá Bitcoin ngày 03/09/2022

Kết hợp với sự suy giảm của Đô la Mỹ, Bitcoin đã nhích gần hơn đến khu vực khoảng 20.700 đô la. Đây được coi là bệ phóng cho một đợt Short squeeze – việc thanh lý các vị trí Short cung cấp mức tăng đột biến nhanh chóng cho giá giao ngay.

Một số chuyên gia đã lưu ý về những điểm tương đồng với thị trường gấu hồi năm 2015 và lập luận rằng nếu lịch sử lặp lại, BTC/USD sẽ sắp chạm đáy. Các bài đăng về chỉ báo on-chain khác từ PlanC cũng củng cố thêm luận điểm này khi cho rằng hành vi thị trường hiện tại đang lặp lại các đáy vĩ mô của thị trường gấu.

Đồng altcoin lớn nhất thị trường - Ethereum đang đi ngang trong khu vực $1.550 sau khi chạm mốc $1.650. Khối lượng giao dịch trong 24 giờ của ETH tăng trưởng tốt với 16,87 tỷ USD - tăng 7% so với cùng thời điểm hôm trước.

Top 10 mã token đứng đầu thị trường tiền điện tử ngày 03/09/2022

Trong top 10 mã token đứng đầu thị trường tiền điện tử, chỉ có ADA của Carnado là cho thấy đà hồi phục tốt với +2,3%. Các mã token khác đều không có nhiều biến động hoặc cũng chỉ giảm 1-1,5%.

Khi mà BTC và ETH không có nhiều biến động thì phần còn lại của top 100 tự do biến động theo sức mạnh nội tại của nó. Về phía tăng, YFI dẫn đầu với mức lợi nhuận 9%, theo sau là LTC +6%, 1inch, LDO và CHZ đều tăng 4%. Ở phía ngược lại, HNT giảm nhiều nhất với mức lỗ 6% trong ngày, trong khi các altcoin giảm còn lại ghi nhận mức lỗ dao động 1-3%.

Tâm lý thị trường vẫn chưa thể hồi phục khi chỉ số Sợ hãi và Tham lam (FGI) vẫn ở trong vùng sợ hãi tột độ (Extreme Fear) với mốc 21 điểm.

Chỉ số FGI thị trường tiền điện tử ngày 03/09/2022

Các yếu tố vĩ mô

Dưới áp lực từ quyết tâm dập tắt lạm phát từ các NHTW trên thế giới, thị trường trái phiếu toàn cầu liên tục lao dốc. Chỉ số đo lường tổng tỷ suất của trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp hạng đầu tư (investment-grade) của Bloomberg đã giảm hơn 20% so với đỉnh năm 2021. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi chỉ số ra đời vào năm 1990. Các quan chức từ Mỹ cho tới châu  u đã thể hiện quyết tâm thắt chặt chính sách tiền tệ trong những ngày gần đây, nối tiếp các thông điệp từ Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Hội nghị Jackson Hole.

Lạm phát cao cùng với những đợt nâng lãi suất mạnh mẽ đã đặt dấu chấm hết cho thị trường con bò kéo dài 40 năm của trái phiếu toàn cầu. Điều này tạo ra một môi trường cực kỳ khó khăn cho nhà đầu tư trong năm nay, với trái phiếu và cổ phiếu đồng loạt giảm.

“Tôi ngờ rằng thị trường bò dài dẳng của trái phiếu – vốn khởi phát từ giữa thập niên 80 – đang tới hồi kết”, Stephen Miller, Cố vấn đầu tư tại GSFM nói với truyền thông.

Việc trái phiếu lẫn cổ phiếu cùng nhau giảm mạnh đang “tạt gáo nước lạnh” vào chiến lược đầu tư chủ chốt trong hơn 40 năm qua. Chỉ số theo dõi trái phiếu của Bloomberg giảm 16% trong năm 2022, trong khi chỉ số cổ phiếu toàn cầu của MSCI giảm còn mạnh hơn.

Trong bối cảnh đó, chiến lược đầu tư danh mục cổ điển 60/40 – tức phân bổ danh mục theo tỷ lệ 60/40 giữa cổ phiếu và trái phiếu – cũng thất bại. Một chỉ số theo dõi các danh mục dạng này đang giảm 15% tính từ đầu năm 2022, sắp ghi nhận năm có thành tích tồi tệ nhất kể từ năm 2008.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ trong tháng 8, nền kinh tế nước này đã có thêm 315.000 việc làm trong tháng 8. Con số này chỉ thấp hơn ước tính đồng thuận của Dow Jones là 318.000, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7%, cao hơn một chút so với kỳ vọng 3,5%.

Các chỉ số sẽ giúp hạ nhiệt thị trường trước lo ngại rằng một thị trường lao động sôi động hơn nhiều sẽ cho phép Fed tăng lãi suất mạnh hơn nhiều khi nó cố gắng kiềm chế lạm phát.

Thị trường toàn cầu đã bất ổn kể từ thứ Sáu sau những phát biểu diều hâu từ Chủ tịch Fed Jerome Powell và các quan chức ngân hàng trung ương khác.

Qua đêm, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 145 điểm, khoảng 0,5%, lên 31.656. S&P 500 tăng 0,3% lên 3.966,85 và Nasdaq Composite giảm 0,3% xuống 11.785.

Có thông tin rằng G7 đã đồng ý thực hiện giới hạn giá đối với dầu của Nga, với việc Liên minh châu  u cũng có kế hoạch nhắm mục tiêu nhập khẩu khí đốt của nước này.

Chứng khoán châu  u đã có một khởi đầu tiêu cực cho tháng giao dịch mới vào thứ Năm, với chỉ số blue chip châu  u đóng cửa thấp hơn 1,8%, kết thúc tháng 8 trong sắc đỏ. Các nhà đầu tư nơi đây đang phải đối mặt với áp lực giảm thêm từ triển vọng suy thoái ngày càng tăng ở khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh, với tình trạng thiếu năng lượng phát sinh từ cuộc chiến của Nga ở Ukraine, thúc đẩy cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng cao.

Giá dầu tăng vào thứ Sáu do kỳ vọng OPEC + sẽ thảo luận về việc cắt giảm sản lượng tại một cuộc họp vào ngày 5 tháng 9, mặc dù lo ngại về việc hạn chế COVID-19 của Trung Quốc và sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu đã bao trùm toàn thị trường.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 66 cent lên 93 USD/ thùng, trong khi hợp đồng tương lai dầu thô WTI tăng 26 cent lên 86,8 USD/ thùng. Cả hai điểm chuẩn đều giảm 3% xuống mức thấp nhất trong hai tuần trong phiên trước đó. Dầu Brent giảm 7,9% và WTI là -6,7% trên khung hàng tuần.

Cùng ngày, vàng tăng hơn 1% sau khi dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ hầu hết phù hợp với kỳ vọng, nhưng nó vẫn bị ràng buộc trong một tuần giảm thứ ba liên tiếp bị áp lực bởi môi trường lãi suất tăng. Vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.711 USD/ ounce. Giá vẫn giảm 1,5% trong tuần. Hợp đồng vàng tương lai của Mỹ đã tăng 0,8% ở mức 1.723 USD.

Trong khi đó, thị trường châu Á – Thái Bình Dương diễn biến trái chiều vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư trông đợi vào báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ, một chỉ báo quan trọng trước quyết định lãi suất tiếp theo của Fed vào cuối tháng này.

Chỉ số giá tiêu dùng của Hàn Quốc tăng chậm hơn dự kiến ​​- 5,7% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn con số 6,1% mà các nhà phân tích dự đoán trong một cuộc thăm dò của Reuters.

Nikkei 225 tại Nhật Bản gần như không đổi ở mức 27.650 trong khi chỉ số Topix giảm 0,27% ở mức 1.930. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,66% trong giờ giao dịch cuối cùng và chỉ số Hang Seng Tech giảm 1,28%.

Tại Úc, S&P/ASX 200 đóng cửa giảm 0,25% xuống 6.828. Kospi tại Hàn Quốc mất 0,26% xuống 2.409 và Kosdaq giảm 0,31% xuống 785,8.

Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục tăng nhẹ lên 3.186 và Shenzhen Component thấp hơn một chút ở mức 11.702.

Đánh giá bài viết này

5/5 - (1 Bình chọn)

Tin khác:

- FIFA ra mắt dự án World Cup kỹ thuật số trên blockchain Algorand

- LG sẽ ra mắt ví tiền điện tử Wallypto vào cuối năm 2022

Danh sách bài viết được xem nhiều