Thị trường tiền điện tử 02/3 Coin28: Bitcoin vẫn có khả năng vượt qua mức kháng cự $23.750

Tác giả: Duy Chiến
Bài viết được update ngày: 04-04-2023 | 09:44:39

Giá của Bitcoin đã hợp nhất dưới mức kháng cự đáng kể trong những tuần gần đây sau khi liên tục không thể phá vỡ nó để tăng giá.

Thị trường tiền điện tử

Giá giao dịch hiện tại của Bitcoin là $23.450, với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là 22,8 tỷ đô la. Trong khung thời gian hàng ngày, Bitcoin đã giảm 1,29%. Nó hiện có vốn hóa thị trường là 452 tỷ đô la.

Biến động giá Bitcoin trong 24 giờ qua

Triển vọng kỹ thuật cho cặp BTC/USD không có nhiều biến đổi, Bitcoin tiếp tục hợp nhất dưới mức kháng cự $23.750, trong khi duy trì mức hỗ trợ ngay lập tức ở $22.800. Nếu giá giảm xuống dưới mức này, Bitcoin có thể tìm thấy hỗ trợ ở $22.150.

Mặc dù đang ở trong vùng quá bán, nhưng vẫn có khả năng cặp BTC/USD phục hồi, điều này có thể giúp giá vượt qua mức kháng cự $23.750 và đẩy giá lên tới $24.250.

Trên biểu đồ hàng ngày, giá Bitcoin đã bị từ chối bởi mức kháng cự quan trọng $25K nhiều lần trong thời gian gần đây. Hiện tại, đường trung bình động (MA) 50 ngày nằm ở khoảng 23.000 đô la, đang cung cấp hỗ trợ và có thể đẩy giá tăng lên để kiểm tra mức 25.000 đô la một lần nữa, với một đột phá tăng giá có nhiều khả năng xảy ra hơn.

Ngược lại, nếu giá trượt xuống dưới MA 50 ngày, thì MA 200 ngày có xu hướng xoay quanh mức tâm lý 20.000 đô la có thể phát huy tác dụng và ngăn chặn bất kỳ sự suy giảm nào nữa.

Trong khung thời gian 4 giờ, các dao động gần đây trở nên rõ ràng hơn nhiều. Giá đã giảm xuống mức hỗ trợ 22.500 đô la sau khi bị từ chối bởi $25K, với mức hỗ trợ thành công ngăn cản đà giảm hơn nữa.

Hiện tại, tiền điện tử dường như đang nhắm mục tiêu $25K một lần nữa và khả năng vượt qua vùng này sẽ cao hơn trước đây nếu giá có thể đạt được mức đó. Mặt khác, trong trường hợp pullback sâu hơn và giảm xuống dưới 22.500 đô la, mức 21.000 đô la sẽ là khu vực tiếp theo cần theo dõi.

Chỉ báo RSI cũng đang hiển thị các giá trị trên 50, cho thấy đà tăng trong khung thời gian này, khiến cho kịch bản tích cực có nhiều khả năng xảy ra hơn.

Về phía altcoin, ETH vẫn đang duy trì trên mốc 1.600 đô la với mức tăng 2,3% trong ngày. Tuy nhiên, nó không phải là altcoin dẫn đầu trong đợt phục hồi lần này. Conflux (CFX) và Maker (MKR) đang ghi nhận mức tăng 2 chữ số lần lượt là 19% và 16,5% trong 24 giờ qua, vượt trội hoàn toàn so với phần còn lại của thị trường.

Biến động của top 10 mã token có vốn hóa đứng đầu thị trường

Lý do Conflux đạt được thành tựu này là nhờ sự quan tâm đặc biệt từ phía gã khổng lồ mạng không dây lớn thứ hai của Trung Quốc, China Telecom, khi cả hai bắt tay hợp tác để phát triển thẻ SIM hỗ trợ blockchain, được gọi là BSIM. Ngoài ra, một nguyên nhân thúc đẩy CFX duy trì đà tăng gần đây là Conflux đã nhận được khoản đầu tư 10 triệu đô la từ DWF Labs – nhà tạo lập thị trường tài sản kỹ thuật số nổi tiếng và công ty đầu tư Web3 nhiều giai đoạn.

Trong khi đó, lý do MKR tăng giá là nhờ động thái mới nhất của MakerDao trong việc thiết lập trần nợ để tài trợ cho Aave lên 5 triệu DAI. Các altcoin tăng giá còn lại hiện đang chứng kiến mức lợi nhuận dao động trong khoảng 0,5 – 10% trong 24 giờ qua.

Tất nhiên, có một số altcoin đang đi ngược xu hướng tăng chung trên thị trường và ghi nhận những khoản lỗ nhỏ trong ngày, dao động trong khoảng 0,4 - 4% và giảm nhiều nhất là LDO của Lido DAO và KLAY của Klaytn với cùng mức lỗ 4%.

Tâm lý nhà đầu tư vẫn đang trong vùng trung lập với chỉ số tham lam và sợ hãi crypto ở mức 51.

Các yếu tố vĩ mô

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (1/3), khi nhà đầu tư cố gắng gượng dậy sau đợt bán tháo hồi tháng 2 và trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tiếp tục đi lên. Giá dầu thô có thêm một phiên tăng nhẹ nhờ kỳ vọng vào sự khởi sắc của nhu cầu ở Trung Quốc.

Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 giảm 0,47%, còn 3.951,39 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 0,66%, còn 11.379,48 điểm. Riêng chỉ số Dow Jones tăng nhẹ 5,14 điểm, chốt ở 32.661,84 điểm.

Áp lực giảm đối với giá cổ phiếu vẫn lớn khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ duy trì đà tăng của tháng 2. Lợi suất của kỳ hạn 10 năm có lúc vượt 4% lần đầu tiên kể từ tháng 11, trong khi lợi suất của kỳ hạn 1 năm vượt 5%. Xu hướng tăng của lợi suất phản ánh kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải kéo dài việc tăng lãi suất để chống lạm phát.

Phiên giảm này diễn ra sau khi giá cổ phiếu ở Phố Wall có cú giảm mạnh trong tháng 2. Nếu tính từ đầu năm, Dow Jones đang ở trong trạng thái giảm, trong khi hai chỉ số chính còn lại giữ được một phần thành quả tăng đã đạt được trong tháng 1.

Trong một phát biểu vào ngày thứ Tư, Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, ông Neel Kashkari, nói rằng ông “cởi mở với khả năng” tăng lãi suất với bước nhảy lớn hơn trong cuộc họp chính sách tiền tệ vào tháng này. “Có thể đó là 0,25 điểm phần trăm hoặc 0,5 điểm phần trăm” - ông Kashkari nói nhưng cho biết chưa đi đến một quyết định cụ thể nào.

“Chúng ta đang ở vào một thời kỳ biến động, khi các ngân hàng trung ương bước vào giảm tốc chu kỳ tăng lãi suất và chờ xem ảnh hưởng của những đợt tăng lãi suất đã có đối với nền kinh tế thực”, Giám đốc đầu tư William Northey của US Bank Wealth Management nhận định trên CNBC. “Diễn biến thị trường trong hai tháng đầu tiên của năm chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi nho nhỏ trong kỳ vọng về đường đi của chính sách tiền tệ trong năm 2023”.

Ông Northey nói thêm: “Chúng tôi cho rằng sắp tới, môi trường đối với trái phiếu sẽ tốt lên, nhưng thị trường chứng khoán thế giới và Mỹ sẽ tiếp tục giằng co theo hai hướng, khi nhà đầu tư nghiền ngẫm về sức khoẻ của người tiêu dùng và hoạt động của doanh nghiệp”.

Phiên này, thị trường lúc đầu nhận được một cú huých từ số liệu khả quan hơn dự báo của Trung Quốc. Tổng cục Thống kê nước này cho biết chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của tháng 2 tăng lên mức 52,6 điểm, cao nhất kể từ tháng 4/2012.

Dữ liệu này củng cố những tia hy vọng của nhà đầu tư trên thị trường dầu thô về sự khởi sắc của nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, giá dầu vẫn chịu áp lực giảm từ những dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu đang dồi dào, bao gồm sự gia tăng của lượng dầu tồn kho ở Mỹ.

Lúc đóng cửa, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 0,86 USD/thùng, tương đương tưang 1%, chốt ở 84,31 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,64 USD/thùng, tương đương tăng 0,8%, đạt 77,69 USD/thùng.

Số liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy lượng tồn kho dầu thô của nước này tăng thêm 1,2 triệu thùng trong tuần trước, đạt 480,2 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 5/2021. Mức tăng này vượt xa dự báo của giới phân tích và đánh dấu tuần tăng thứ 10 liên tiếp của tồn kho dầu thương mại ở Mỹ.

“Chừng nào số dầu tồn kho ở cảng dầu Cushing của Mỹ còn chưa giảm, giá dầu khó có khả năng bứt phá”, Chủ tịch Jim Ritterbusch của công ty tư vấn Ritterbusch and Associates nhận định với hãng tin Reuters.

Trong một dấu hiệu khác về sự dồi dào của nguồn cung dầu, sản lượng dầu của Nga trong tháng 2 vừa qua lần đầu tiên đạt mức như trước khi ngành dầu lửa nước này hứng chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây - theo tin từ tờ Kommersant. Một cuộc khảo sát của Reuters cũng cho thấy sản lượng dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tăng trong tháng 2.

“Nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi, và đây chỉ có thể là một nhân tố tích cực đối với giá dầu”, chuyên gia Stephen Brennock của công ty môi giới dầu lửa PVM Oil nhận định. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng sự dồi dào của nguồn cung dầu Nga sẽ gây áp lực mất giá đối với dầu.

Theo kế hoạch được triển khai từ tháng 3 này, Nga sẽ cắt giảm sản lượng khai thác dầu 625.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, giới phân tích nói rằng chưa rõ việc cắt giảm sản lượng dầu này của Nga sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới giá dầu trong thời gian tới.

Đánh giá bài viết này

0/5 - (0 Bình chọn)

Tin khác:

- Thị trường tiền điện tử 3/03 Coin28: Bitcoin xuất hiện tín hiệu giảm về 22.000, altcoin đỏ lửa

- Thị trường tiền điện tử 01/3 Coin28: Bitcoin đóng cửa tháng 2 với nến doji xanh, altcoin giảm nhẹ

Danh sách bài viết được xem nhiều