Bitcoin sập mạnh rạng sáng 7/9, giá đâm thủng ngưỡng 19,000 USD. Đâu là nguyên nhân?
Bài viết được update ngày: 07-09-2022 | 10:23:40
Rạng sáng ngày 7/9, thị trường đã chứng kiến "pha đổ nhào” của giá Bitcoin cùng hàng loạt các đồng tiền điện tử khác.
Thị trường mất 40 tỷ USD chỉ sau 1h đồng hồ
Vào 0h ngày 7/9, theo giờ Việt Nam, đồng tiền mã hóa giá trị nhất thế giới Bitcoin đã giảm hơn 4%, từ hơn 19,700 về dưới 19,000 USD chỉ trong 1h. Vốn hóa thị trường Crypto bốc hơi gần 40 tỷ USD.

(Nguồn ảnh: Coin360)
Trong 24h qua, liên tiếp các khoản thanh lý tiền điện tử đã diễn ra với tổng khối lượng lên tới 405 triệu USD. Trong đó, có 104,639 trader bị thanh lý lệnh, chủ yếu thuộc về các lệnh long.
Đáng nói, nếu giá ETH đang cực kỳ khởi sắc trước thềm The Merge diễn ra thì lượng ETH ghi nhận đã thanh lý trong 24 gần nhất đã lên gần 95,000 ETH. Con số này tương đương 148 triệu USD, thậm chí vượt qua cả BTC.

(Nguồn ảnh: Coinglass)
Sự lao dốc không chỉ xảy ra trên thị trường tiền mã hóa, các thị trường tài chính truyền thống cũng rơi vào biến cố. Chỉ số Công nghiệp Trung bình Dow Jones (DJIA), S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 0.6%, 0.4% và 0.7%.
3 nguyên nhân khiến thị trường sập ngày 7/9
PMI phi sản xuất Mỹ cao hơn kỳ vọng
PMI là một chỉ số hỗn hợp tính toán nhằm dự đoán về điều kiện kinh tế tổng thế đối với lĩnh vực phi sản xuất. Chỉ số PMI dịch vụ được đo bằng các chỉ số con có trọng lượng bằng nhau như: Hoạt động kinh doanh - một hoạt động điều chỉnh theo thời vụ. Số liệu thực tế cao hơn dự báo thường được cho là mang tính tích cực đối với đồng USD. Ngược lại, số liệu thực tế thấp hơn dự báo được coi là mang tính tiêu cực đối với đồng USD.

Hôm nay (7/9), chỉ số phi sản xuất PMI của Mỹ được công bố ở mức 56.9, cao hơn so với kỳ vọng là 55. Thông tin này dường như “không suôn sẻ” đối với thị trường crypto. Bởi việc chỉ số này cao hơn mức kỳ vọng cho thấy sức mạnh của đồng USD tăng, còn thị trường crypto sẽ có xu hướng giảm giá.
Nga ngừng cung cấp đường ống khí đốt cho Châu Âu
Một tác động vĩ mô khác đến từ chính quyền Putin, khi Nga quyết định đóng cửa đường ống khí đốt cung cấp tới châu Âu - Nord Stream 1 vô thời hạn. Động thái này dấy lên lo ngại về khả năng Châu Âu đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng mùa đông sắp tới.

Hiện kinh tế châu Âu đang ở mức lạm phát cao nhất trong 3 đến 4 thập kỷ qua, bởi nguyên nhân chính là giá năng lượng tăng cao. Tại Anh, các nhà phân tích dự kiến lạm phát vào tháng 10/2022 sẽ lên tới 13%. Con số này tại khu vực đồng tiền chung châu Âu đang dao động quanh khoảng 10%.
Nền kinh tế xấu đi - Cá nhân tích trữ tiền mặt tăng
Chứng kiến thị trường tài chính liên tiếp tạo đáy mới, Bitcoin mất 60% giá trị kể từ đỉnh tháng 11/2021, chỉ số S&P500 giảm gần 20% từ đầu năm 2022, giới phân tích cho rằng nguyên nhân sâu xa chủ yếu xuất phát từ bối cảnh kinh tế xấu đi. Đây là một trong những hậu quả mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ để lại khi cố gắng đưa lạm phát xuống dưới 2%. Theo đó, FED đã tăng lãi suất cơ bản lên phạm vi 2.25% - 2.5% thông qua 4 lần tăng liên tiếp trong năm 2022.
Theo dữ liệu từ BankRate, lãi suất gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Mỹ đang ở mức 2%/năm, tăng gấp 4 lần so với mức 0.5% đầu năm 2022.

Mô hình tam giác khiến Bitcoin sụt giá
Bình luận trên phương diện kỹ thuật, lý do gây ra sự giảm giá của Bitcoin được là vì nó đã phá vỡ cạnh dưới của mô hình tam giác. Đây là mô hình tiếp diễn xu hướng giảm nên theo đó, BTC có thể giảm bằng chiều cao của mô hình này.

(Nguồn ảnh: Trading View)
Bên cạnh đó, trên khung H4, Bitcoin đang di chuyển dưới vùng đỏ ‘dày đặc’. Trước đây, việc Bitcoin chạm vào vùng đỏ này thường sẽ có xu hướng đảo chiều giảm trở lại. Ở tình hình hiện tại, rất có thể BTC sẽ rơi về còn 15,000 - 10,000 USD.
Tin khác:
- Thị trường tiền điện tử ngày 07/09 Coin28: Bitcoin xuyên thủng mốc 19.000 USD, thị trường rực lửa
Đánh giá bài viết này
Gửi đánh giá của bạn