Tân thủ tướng Anh nhậm chức ngày 6/9, mang “niềm tin mạnh mẽ” vào crypto
Bài viết được update ngày: 06-09-2022 | 15:50:59
Nhiệm kỳ mới cho vị trí thủ tướng Anh sẽ được đảm nhận bởi nhà lãnh đạo nữ, bà Liz Trust. Chủ nhân ngôi nhà số 10 Downing là một người sở hữu niềm tin mạnh mẽ vào tiền điện tử. Liệu bà có thể đưa Anh Quốc trở thành trung tâm tiền điện tử thực thụ?
Nữ thủ tướng Anh mới ủng hộ crypto
Hôm qua, ngày 5 tháng 9, Hoàng Gia Anh chính thức tuyên bố bà Liz Truss, 47 tuổi, được bầu làm lãnh đạo tiếp theo của đảng Bảo thủ. Với 81.326 phiếu bầu áp đảo 60.399 đối thủ cựu bộ trưởng tài chính Rishi Sunak, Liz là người thay vị trí của ông Boris Johnson.
Bà Liz sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng trong buổi lễ dưới sự chứng kiến của Nữ hoàng Elizabeth II ngày 6/9, trở thành nữ thủ tướng thứ ba trong lịch sử nước Anh.
Mặc dù Liz Truss chưa đề cập đến crypto nhiều nhưng nhà lãnh đạo đặt niềm tin khá lớn vào ngành công nghiệp kỹ thuật mới nổi này và quyết tâm xây dựng chặt chẽ bộ quy định.

Vào năm 2018, khi còn là Tổng thư ký Bộ Tài chính, bà Liz từng nhấn mạnh: “Chúng ta nên chào đón và không nên hạn chế tiềm năng của tiền mã hóa. Giải phóng các khu vực doanh nghiệp tự do bằng cách loại bỏ các quy định hạn chế sự phát triển thịnh vượng”.
Ngay sau khi cựu Thủ tướng – Theresa May, từ chức vào năm 2019, Liz Truss đã ủng hộ chiến dịch lãnh đạo của Johnson. Sau đó, ông đã bổ nhiệm bà Liz chức Bộ trưởng Ngoại giao Thương mại Quốc tế và Chủ tịch Hội đồng Thương mại.
Trong thời gian giữ vai trò này, Liz đã khởi chạy một mạng lưới thương mại kỹ thuật số vào năm 2020 và tuyên bố mong muốn “tạo ra những cơ hội tuyệt vời trong các lĩnh vực như blockchain”. Liz nhấn mạnh:
“Chúng ta muốn đạt được một thỏa thuận kỹ thuật số và dữ liệu hàng đầu thế giới, bảo đảm hệ thống dữ liệu đồng thời giải quyết các vấn đề như blockchain và trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp ta và Mỹ có thể dẫn đầu thế giới và có thể chia sẻ những những cơ hội”.
Mặt khác, Liz không đề cập đến những lời hứa về tiền điện tử như bà từng làm, ít hơn so với người đại diện tranh cử cho Đảng Bảo Thủ là Rishi Sunak. Ngoài ra hiện nay, Liz phải đối mặt với rất nhiều thách thức sau khi lên nắm quyền.
Vương quốc Anh đang đứng trước những gì mà các nhà nghiên cứu gọi là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ trước Thế chiến II. Xung đột Ukraine - Nga dẫn đến khủng hoảng khí đốt trên thị trường quốc tế, hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình đã tăng gấp đôi kể từ mùa xuân và có thể tăng gấp ba vào đầu năm 2023.
Một vài nghiên cứu cho rằng có tới 1,7 triệu hộ gia đình có thể không thanh toán nổi hóa đơn điện, khí đốt sau đợt tăng giá tiếp theo vào tháng 10, dự kiến ở mức 80%.
Song, Liz Truss vẫn nổi tiếng là nhân vật ủng hộ mạnh mẽ doanh nghiệp và tư nhân hóa, đồng thời luôn hứa với các doanh nghiệp sẽ cắt giảm thuế để giúp họ vượt qua cơn bão kinh tế.

Luno, sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở chính tại London, là một trong những công ty nhiệt tình hoan nghênh thông báo trên.
Giám đốc Chính sách Công toàn cầu của Luno, Thomas Tudehope chia sẻ với cánh truyền thông rằng công ty của ông “mong muốn được hợp tác với bà Truss và đội ngũ của bà để thiết kế một khuôn khổ quy định cho tiền điện tử nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra hàng nghìn việc làm và bảo vệ người tiêu dùng”. Thomas nói thêm rằng “cần thiết phải phát triển và thực hiện” một khuôn khổ như vậy nhằm giúp “các công ty Anh lập kế hoạch một cách chắc chắn nếu chúng ta muốn đất nước dẫn đầu thế giới trong hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số”.
Anh Quốc “bật đèn xanh” cho tiền điện tử

Bộ trưởng Tài Chính Sunak là một trong những minh chứng cho thấy chính phủ Anh dường như đặc biệt dành quan tâm đến tiền mã hóa. Vào tháng 4, Anh đã công bố kế hoạch trở thành “trung tâm công nghệ tài sản tiền điện tử toàn cầu”.
Vào thời điểm đó, ông Sunak tuyên bố:
“Tham vọng của tôi là biến Vương quốc Anh trở thành trung tâm toàn cầu về công nghệ tài sản tiền điện tử và các biện pháp mà chúng tôi đã nêu ra ngày hôm nay sẽ giúp đảm bảo các công ty có thể đầu tư, đổi mới và mở rộng quy mô trong lĩnh vực này quốc gia.”
Chính phủ Anh đã liên tiếp có động thái về lĩnh vực tiền mã hóa, như sẽ cho phép sử dụng stablecoin là hình thức thanh toán hợp lệ. Stablecoin sẽ được điều chỉnh bằng hệ thống quy định chính thức nằm trong gói các biện pháp nhằm đảm bảo sự tiến bộ về công nghệ của các dịch vụ tài chính Anh.
Đây là một phần trong kế hoạch đưa quốc gia này trở thành trung tâm toàn cầu về công nghệ liên quan đến tài sản kỹ thuật số và đầu tư. Các biện pháp khác trong kế hoạch đang được Bộ Tài chính Anh xem xét bao gồm việc tìm cách nâng cao ‘tính cạnh tranh của hệ thống thuế nhằm khuyến khích sự phát triển hơn nữa’ của thị trường tiền số.
Chính phủ Anh hiện đang làm việc với Royal Mint – nhà sản xuất coin chính thức của quốc gia – nhằm thiết kế một NFT sẽ được phát hành vào mùa hè (dù rằng mùa Thu đã gần đến và ta vẫn chưa nghe thấy thông tin gì khác).
Hướng đến trọng tâm bảo vệ người dùng
Trở lại thời điểm tháng Một, Chỉnh phủ Anh đã công bố kế hoạch bảo vệ người tiêu dùng khỏi các quảng cáo tiền điện tử gây hiểu lầm. Chính phủ cho biết họ đang cố “sắp xếp nề nếp” tất cả quảng cáo tiền điện tử sao cho phù hợp luật khuyến mại tài chính hiện có để “tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong khi vẫn khuyến khích sự đổi mới”.
Như vậy, các công ty, tổ chức hay dự án vẫn có thể quảng cáo tiền điện tử nhưng cần phải được sự chấp thuận của Cơ quan quản lý tài chính (FCA) hoặc Cơ quan quản lý bảo mật (PRA) hoặc một công ty được cấp phép bởi một trong hai cơ quan đó.
Vào tháng 3, Cơ quan quản lý tiêu chuẩn quảng cáo (ASA) đã ban hành Thông báo thực thi “cảnh báo đỏ” cho hơn 50 công ty tiền điện tử, cảnh báo họ phải điều chỉnh quảng cáo của mình cho phù hợp với bộ nguyên tắc mới.
Tin khác:
- Binance “chơi lớn” tự động chuyển USDC, TUSD và USDP thành stablecoin của sàn - BUSD
- Thị trường tiền điện tử ngày 06/09 Coin28: ETC bất ngờ bật tăng khi sự kiện The Merge tới gần
Đánh giá bài viết này
Gửi đánh giá của bạn