Solana “lấn sân” làm điện thoại thông minh Web3, tạo kho ứng dụng dApp

Tác giả: Hoa Tường
Ngày đăng: 24-06-2022 | 15:33:37

Solana Mobile Stack trên nền tảng di động Android vừa được hé lộ. Solana mở rộng kinh doanh ra mắt chiếc smartphone riêng vào năm 2023.

Tại sự kiện tổ chức sáng nay (24/6) tại New York, CEO Solana Labs - Anatoly Yakovenko đã có những tiết lộ về Solana Mobile Stack (SMS), một hệ sinh thái phần mềm mới xây dựng trên Android. 

Bộ phần mềm có mục đích nhằm phát triển các ứng dụng Web3 trên điện thoại di động, mở rộng NFT marketplace đến các nền tảng giao dịch phi tập trung. Đặc biệt, hình thức đi cùng với đó là chiếc smartphone do Solana thiết kế, có tên: Saga, dự kiến ra mắt năm 2023.

Solana Labs hy vọng Saga sẽ là một cầu nối mạnh mẽ hơn để đưa hệ sinh thái web3 đến gần mọi người
Solana Labs hy vọng Saga sẽ là một cầu nối mạnh mẽ hơn để đưa hệ sinh thái web3 đến gần mọi người

Chi tiết phần mềm SMS gồm:

  • Seed Vault: Giải pháp phần mềm lưu giữ các khóa cá nhân (private key), cụm mật khẩu seed phrase, cũng như những thông tin nhạy cảm cần được bảo vệ trên thiết bị Android. 
  • Solana Pay: Dùng tạo điều kiện thuận lợi cho các thanh toán di động.
  • Cửa hàng dApp phi tập trung: dành cho thiết bị di động, cung cấp khả năng truy cập dễ dàng vào các ứng dụng Web3 và ví được xây dựng trên Solana miễn phí.
  • SMS còn cho phép mint (tạo) và giao dịch NFT, truy cập vào Solana Defi cũng như các tựa game Web3 trên Solana.

Chiếc điện thoại sẽ có màn hình OLED 6.6 inch với RAM 12GB và dung lượng lưu trữ 512GB và giải pháp bảo mật khóa riêng tích hợp trong thiết bị. Chiếc điện thoại này dự kiến có giá bán lẻ khoảng 1000 USD, nhận cọc 100 USD và sẽ ưu tiên cho các nhà phát triển Solana trước. Những người đặt mua sớm sẽ nhận được NFT phiên bản giới hạn đánh dấu sự ra mắt của nó. 

Những người biết đến CEO của Solana Labs chắc hẳn sẽ không hề bất ngờ với việc dự án mở rộng sang lĩnh vực sản xuất điện thoại. Bởi ông Yakovenko từng là kỹ sư tại Qualcomn, lãnh đạo các nhóm phát triển xây dựng công nghệ tận dụng bởi Samsung, LG và Google. 

“Gần 7 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh trên khắp thế giới và hơn 100 triệu người nắm giữ tài sản kỹ thuật số. Cả hai con số đó sẽ tiếp tục tăng lên. Saga đặt ra một tiêu chuẩn mới cho trải nghiệm web3 trên thiết bị di động.” Yakovenko – đồng sáng lập Solana khẳng định.

Bên cạnh đó, Solana Labs đã thiết lập một tổ chức riêng để quản lý sản phẩm chủ lực Saga, còn gọi là Solana Mobile. 

Solana Foundation cũng lập quỹ hệ sinh thái mới trị giá 10 triệu USD để khuyến khích các nhà phát triển xây dựng ứng dụng tích hợp công nghệ từ SMS. Những dự án trong hệ sinh thái Solana sẽ phát triển app/hỗ trợ cho Saga gồm sàn NFT MagicEden, ứng dụng Move-to-Earn StepN, dự án NFT OkayBears, sàn DEX Orca, ví Phantom,…

Việc đẩy mạnh vào phần cứng tập trung vào web3 cho thấy sự thay đổi đáng chú ý đưa Solana đến gần hơn với người dùng trên phiên bản điện thoại di động. Khi thực tế, đã nhiều lần mạng lưới này phải đối mặt với các rào cản công nghệ, ngừng hoạt động vì tắc nghẽn. Lần gần đây nhất xảy ra vào đầu tháng 6.

CEO sàn FTX Sam Bankman-Fried, đơn vị hậu thuẫn cho hệ sinh thái Solana, nhận định:

“Tất cả mọi thứ đều sẽ được đưa lên điện thoại di động. Tuy nhiên, các ứng dụng di động cho crypto thì lại đang bị bỏ lại đằng sau. Giải pháp tốt nhất bây giờ là phải tích hợp sẵn ví vào smartphone của bạn.”

Nói qua về lịch sử ngành crypto, Solana không phải là người đầu tiên có ý định làm điện thoại thông minh có tích hợp các ví, hay công nghệ blockchain. Năm 2018, SIRIN LABSHTC Exodus là 2 đơn vị tiên phong khởi xướng. HTC thậm chí kết hợp với trình duyệt Opera, BraveBinance năm 2019. Song, cả hai sản phẩm này đã không tạo được sức hút rộng rãi và dần rời vào quên lãng. 

Năm 2022 - 2023, liệu Solana Labs có viết nên câu chuyện khác biệt?

Đánh giá bài viết này

5/5 - (5 Bình chọn)

Tin khác:

- Gucci rót vốn vào DAO SuperRare, chuẩn bị cho triển lãm “Digital Art Vault”

- Meta (Facebook) triển khai ví kỹ thuật số Metaverse và thử nghiệm NFT trên Instagram

Danh sách bài viết được xem nhiều