Nền tảng cho vay của Solana bỏ phiếu “chiếm” ví Cá Voi
Ngày đăng: 20-06-2022 | 14:13:55
Giao thức Lending dựa trên Solana - Solend vừa chứng kiến việc người dùng bỏ phiếu kiểm soát tài khoản "cá voi" lớn nhất để giảm thiểu rủi ro thanh lý.
Nguyên do của hành động này thực tế nằm ở việc tài khoản Cá Voi và vị thế ký quỹ cực kỳ lớn của nó đang đặt ra mối đe dọa đối với việc thanh lý trên chuỗi. Việc nó nắm giữ lượng lớn tài sản số trên nền tảng được cho là khiến giao thức Solend và người dùng rơi vào “bong bóng rủi ro”. Cuộc bỏ phiếu quản trị sẽ cấp cho Solend Labs quyền hạn khẩn cấp để thanh lý các tài sản của tài khoản cá voi này.
Cuộc bỏ phiếu chưa từng có
Đây là cuộc bỏ phiếu quản trị chưa từng có của Solend, cho phép Solana Labs, nền tảng cho vay phi tập trung quyền thanh lý tài sản của một cá voi (khoảng 20 triệu USD SOL) thông qua giao dịch OTC thay vì trao đổi phi tập trung DeFi - phòng ngừa trường hợp giá SOL xuống quá thấp.

Solend Labs cho biết việc thanh lý trực tuyến vị trí của Cá Voi "có thể gây ra sự hỗn loạn" trên thị trường DeFi của Solana. Sử dụng dịch vụ OTC có thể sẽ tránh được kết quả như vậy. Nhưng hành động này cũng chiếm đoạt hoàn toàn giao thức mã hóa hợp đồng thông minh Solend theo lập trình cho mọi khoản thanh lý của người vay khác.
Đề xuất có tên: “SLND1: Giảm thiểu rủi ro từ cá voi”, đột ngột được đưa ra vào hôm qua (19/06) mà không báo trước. Cuộc bỏ phiếu kết thúc với tỷ lệ tán thành 97%. Sự việc diễn ra ra sau khi quỹ Three Arrows Capital bị thanh lý hàng loạt tài sản.
Chi tiết về đề xuất của Solend
Rõ ràng chiếc ví “khá đặc biệt” của tài khoản Cá Voi này đã nảy sinh nguy cơ thanh lý, gây sức ép cho chính Solend và các người dùng khác. Họ cho biết Cá Voi trên Solend không phải là user điển hình, khi tài khoản đã vay 108 triệu USD stablecoin - lớn nhất trong tất cả các tài khoản với thế chấp 5.7 triệu USD SOL vào Solend, tương đương hơn 95% số tiền gửi của pool.
Nếu giá SOL thanh lý là giảm sâu về 22.3 USD thì Cá Voi này sẽ phải chịu thanh lý khoảng 20% tài sản thế chấp, trong khi giá giao dịch hiện tại của SOL ở mức $ 32.27.
Việc thị trường đang biến động mạnh trong những ngày gần đây khiến không ít dự án lo ngại các sàn DEX trên Solana sẽ không đủ thanh khoản để xử lý lượng SOL nếu Solend xả. Nếu xảy ra, dự án sẽ phải đối mặt với “nợ xấu”. Vì thế, mục đích của đề xuất là kiểm soát tài khoản của Cá Voi và tiến hành thanh lý thông qua giao dịch mua bán OTC thay vì trên các sàn DEX.
Hiện tại ví Cá Voi này có tên 3oSE, là khách hàng lớn nhất trên nền tảng này. Mỗi ngày số lãi vay ví phải trả là 140,000 USD. Thế nhưng, mặc cho những nhắc nhở liên lục từ đội ngũ dự án, chủ tài khoản vẫn không có bất kỳ phản hồi nào.
Chính nhà sáng lập của Solend, Rooter đã nhiều lần lên Twitter kêu gọi chủ ví “cá voi” trả bớt nợ hoặc tăng thêm tài sản thế chấp để giảm thiểu rủi ro bị thanh lý nhưng phía còn lại vẫn “bặt vô âm tính”.

Founder của Solend nói rằng trong trường hợp xấu nhất, dự án sẽ phải gánh khoản nợ xấu lên đến 100 triệu USD và khoản dự án 20 triệu USD đứng trước khả năng cạn kiệt.
Tiền điện tử có còn phi tập trung…?

Tuy nhiên, cuộc chiến chống thanh lý và bán tháo của thị trường đã thể hiện một điều ngược lại hoàn toàn so với lý tưởng hình thành nên mô hình quản trị của Solend - DAO: tự trị phi tập trung. Tiền điện tử đang “không phi tập trung” như chúng ta vẫn nghĩ. Động thái này cũng để lại một vết nhơ về khả năng quản lý nợ của Solend.
Emin Gün Sirer, Nhà sáng lập kiêm CEO của Ava Labs phê bình rằng hậu quả của vụ thanh lý sẽ kéo theo hàng loạt sự sụp đổ trên khắp sàn giao dịch phi tập trung (DEX) nếu giá của Solana (SOL) giảm quá thấp.
Trong bối cảnh thị trường liên tục tạo đáy mới đẩy nhiều vị thế lớn vào nguy cơ bị thanh lý, gây ra một áp lực thanh khoản đến các nền tảng cho vay. Nhiều nền tảng lending lớn nhất thế giới như Babel Finance hay Celsius đã tự ý ngừng các hoạt động rút tiền từ khách hàng.
Nếu các nền tảng lending này sụp đổ sẽ kéo theo một hiệu ứng dây chuyền khiến thị trường tiếp tục giảm sâu hơn nữa.
Có lẽ, những vết nứt trong hệ sinh thái tiền điện tử đang bắt đầu bộc lộ thông qua các quyết định vội vàng, bị ép buộc và bị thao túng. Nếu các dự án có thể tự do ngưng hoạt động, chiếm quyền ví, thì rõ ràng DeFi đã không còn là tài chính phi tập trung, và lòng tin của người dùng cũng sẽ giảm sút nghiêm trọng.
Tin khác:
- Giám đốc đầu tư của BlackRock và Sharktank Mỹ Kevin OLeary vẫn đặt niềm tin vào tiền điện tử
- Thị trường tiền điện tử ngày 20/06: Màu xanh trở lại sau thông tin Binance mua thêm 100.000 BTC
Đánh giá bài viết này
Gửi đánh giá của bạn