Mỹ khởi tố 2 người Châu Âu liên quan đến hội nghị tiền điện tử Bình Nhưỡng 2019

Tác giả: Thu Nguyễn
Ngày đăng: 27-04-2022 | 16:06:17

Hôm thứ Hai (25/4), công tố viên liên bang Mỹ thông báo khởi tố hai người Châu Âu về tội thông đồng giúp Triều Tiên lách các lệnh trừng phạt của Mỹ. 

Alejandro Cao de Benos, công dân Tây Ban Nha, bị khởi tố vì giúp Triều Tiên né lệnh trừng phạt của Mỹ
Alejandro Cao de Benos, công dân Tây Ban Nha, bị khởi tố vì giúp Triều Tiên né lệnh trừng phạt của Mỹ

Được biết hai người Châu Âu trong bản cáo trạng lần này đã giúp Triều Tiên làm trái lệnh trừng phạt bằng cách cung cấp bất hợp pháp các dịch vụ công nghệ Blockchain và tiền điện tử cho nước cộng sản. Cả hai đã thuê Virgil Griffith, một chuyên gia về tiền điện tử, cung cấp dịch vụ Bitcoin và công nghệ Blockchain cho Triều Tiên một cách bất hợp pháp.

Trong số hai người, một người 47 tuổi, có quốc tịch Tây Ban Nha, tên là Alejandro Cao de Benos, cũng là người đã tạo ra nhóm thân hữu ở Bình Nhưỡng. Người còn lại là Christopher Emms, 30 tuổi, công dân nước Anh, là một doanh nhân tiền điện tử. 

Các công tố viên cáo buộc rằng Benos và Emms đã âm mưu sắp xếp để Griffith bay đến Triều Tiên qua Trung Quốc vào tháng 4 năm 2019 để tham dự Hội nghị Blockchain và Tiền điện tử mà họ tổ chức ở Bình Nhưỡng.

Tại hội nghị, hai người Châu  u được cho là đã hướng dẫn cho những người tham dự và đại diện lãnh đạo của Triều Tiên cách sử dụng tiền điện tử và công nghệ Blockchain để rửa tiền và tránh các lệnh trừng phạt. 

Cáo buộc được đưa ra sau khi Griffith bị kết án 5 năm tù và diễn ra cùng thời điểm Mỹ tăng cường tập trung vào các cuộc tấn công mạng của Triều Tiên nhắm vào Bitcoin và Blockchain.

Griffith, một hacker khét tiếng, có bằng tiến sĩ từ Viện Công nghệ California đã thừa nhận tội hỗ trợ Triều Tiên lách các lệnh trừng phạt vi phạm Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA). Ngoài bị kết án tù, Griffith còn phải chịu án phạt lên đến 100.000 USD do Thẩm phán Khu vực Hoa Kỳ P.Kevin Castel phán quyết.

Theo các công tố viên Manhattan, Benos và Emms có thể sẽ phải đối mặt với mức án 20 năm tù và luật sư bào chữa cho họ chưa thể xác định ngay lập tức.

Matthew Olsen, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp, tuyên bố:

Hoa Kỳ sẽ không cho phép chính phủ Triều Tiên sử dụng tiền điện tử để phá vỡ các hạn chế toàn cầu nhằm ngăn chặn phổ biến hạt nhân và tham vọng bất ổn khu vực của họ.

Theo quy định của IEEPA và Lệnh hành pháp 13466, công dân Mỹ khi xuất khẩu bất kỳ hàng hóa, dịch vụ hoặc công nghệ nào sang Triều Tiên đều phải thông qua Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính, nếu không hành động này sẽ bị xem là xuất khẩu bất hợp pháp.

Ngày 26 tháng 4, Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng và Cục Điều tra Liên bang đã đưa ra lời khuyên để đối phó với vụ cướp 620 triệu USD tiền điện tử được thực hiện bởi nhóm tin tặc Lazarus Group có liên kết với Bình Nhưỡng.

Cảnh báo được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức về mối đe dọa mạng do trộm cắp tiền điện tử gây ra và các chiến thuật được thực hiện bởi một tế bào đe dọa liên tục nâng cao (APT) do Triều Tiên bảo trợ.

Đánh giá bài viết này

5/5 - (1 Bình chọn)

Tin khác:

- Multisig Wallet là gì? 5 ví đa chữ ký uy tín hiện nay 

- Giao thức tín dụng Maple Finance mở rộng hỗ trợ tới Solana

Danh sách bài viết được xem nhiều