Giá Bitcoin cùng các đồng Altcoin ngày 13/06: Cú dump đi vào lịch sử trong vòng một năm qua
Ngày đăng: 13-06-2022 | 09:43:10
Xu hướng giảm điểm trong thị trường tiền điện tử 24 giờ qua vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và tạo nên những kỷ lục đáng buồn mới.

Giá Bitcoin đầu tuần ngày 13/06 đã giảm xuống mốc $25,758.88 - đáy thấp nhất trong vòng một năm qua. Với mức giảm 9,31% trong 24 giờ và 17,02% trong vòng 7 ngày, BTC đang ngày càng tiến sát đến vùng $20.000. Cả thị trường tiền điện tử cũng không nằm ngoài xu thế này khi các đồng altcoin khác như ETH, BNB, XRP, ADA, SOL,... đều phá vỡ các ngưỡng kháng cự để tạo thêm kỷ lục đáy.
Ethereum đã có nến đỏ thứ mười liên tiếp trong thời gian qua, hiện tại giá của nó đang neo ở mốc $1,351, giảm 10,35% trong vòng 24h và mất hơn 27% so với 7 ngày qua. BNB cùng các mã token top rank như XRP, ADA, SOL cũng mất từ 20 - 30% trong biểu đồ 7 ngày.
Công ty phân tích on-chain Glassnode nhận xét:
“Với sự sụt giảm giá vào cuối tuần qua, ETH đã giảm xuống dưới mức giá thực tế tại $ 1,781. Điều này có nghĩa là thị trường đang có mức lỗ trung bình chưa thực hiện là -18,4%. Giá thực tế của tiền gửi ETH 2.0 cao hơn ở mức $ 2,404, với mức lỗ chưa thực hiện là -39,6%.”

Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, đợt bán tháo lớn khiến giá nhanh chóng mất mốc 30.100 USD, lao dốc về ngưỡng 28.858 USD vào rạng sáng ngày 11/6 (giờ Việt Nam) và sau đó là phá đáy để chạm tới mốc 25.600 USD. Đợt sụt giảm nhanh chóng của Bitcoin khiến vốn hóa thị trường bị thu hẹp còn 491 tỷ USD.
Xem thêm: Số lệnh Long Bitcoin trên sàn Bitfinex tăng cao kỷ lục
Dữ liệu từ Coinglass cho thấy cú sập của Bitcoin đã khiến hơn 83.835 nhà giao dịch “cháy” lệnh giao dịch phái sinh. Khối lượng vị thế bị thanh lý dao động quanh 275 triệu USD trong 24 giờ qua. Nguyên nhân thị trường tiền số biến động mạnh là do ảnh hưởng kinh tế vĩ mô trên toàn cầu. Lạm phát tăng cao, chính phủ của các nước trên thế giới phải tăng lãi suất nhằm khắc phục tình trạng này.
Đà giảm này bắt đầu diễn ra mạnh mẽ từ khi chỉ số CPI tháng 5 của Mỹ được công bố với mức tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây được coi là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1981. Lạm phát tại Mỹ đã tăng kỷ lục vào tháng 5, đẩy tâm lý của người tiêu dùng xuống mức thấp nhất trong 42 năm. Giới quan sát cảnh báo kinh tế Mỹ khó tránh khỏi một cuộc suy thoái. Theo CNBC, Mỹ đang tiến gần hơn đến bờ vực khủng hoảng sau khi lạm phát tăng vọt và tâm lý người tiêu dùng lao dốc nghiêm trọng.
Kinh tế Mỹ ghi nhận tăng trưởng âm 1,4% trong quý I. Nếu tiếp tục lao dốc trong quý II, nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ rơi vào suy thoái, tức chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong 2 quý.
Thị trường lao động hiện là lá chắn lớn giúp chống lại rủi ro suy thoái. Nhưng thị trường này cũng đã phát đi những tín hiệu kém khả quan khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần trước đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 1.
Phố Wall kết thúc phiên giao dịch tuần qua trong sắc đỏ. Chỉ số Dow Jones giảm 880 điểm, tương đương 2,73%, xuống 31.392 điểm, còn chỉ số S&P 500 mất 116,96 điểm còn 3.900 điểm. Riêng chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ chứng kiến mức giảm 414,2 điểm, tương đương 3,52%, về 11.340 điểm.
Những biến động xấu trong nền kinh tế là tác nhân chủ chốt kéo thị trường lao đầu mạnh mẽ và khiến một lượng lớn tài sản bốc hơi không dấu vết. Vì thế các nhà đầu tư nên thận trọng với các quyết định trong thời điểm hiện nay.
Tin khác:
Đánh giá bài viết này
Gửi đánh giá của bạn