EU làm hệ thống “check hàng” thật bằng NFT, dự kiến ra mắt năm 2023

Tác giả: Hoa Tường
Ngày đăng: 12-09-2022 | 10:30:26

Nhằm đối phó với vấn đề hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng tràn lan trên thị trường, Liên minh Châu  Âu (EU) đã cân nhắc tới việc phát triển chiến lược áp dụng công nghệ blockchain và NFT.

NFT và hệ thống phân biệt hàng thật/ giả của EU

Theo nhiều nguồn tin, Văn phòng Sở hữu Trí tuệ thuộc Liên minh Châu Âu sẽ có trách nhiệm thiết kế hệ thống này. Tới nay, hệ thống phân biệt hàng thật/giả là thành quả gần 5 năm hoạt động của các phòng ban liên quan. Trong một tài liệu phát hành đầu tháng 9/2022, đội ngũ cho biết hiện đang nghiên cứu và xây dựng phần móng lý thuyết của dự án, đồng thời tạo ra sơ bộ hướng dẫn làm việc và cách thức hoạt động.

Theo đó, chủ sở hữu tài sản trí tuệ (IP) sẽ tạo ra NFT kép để chứng minh toàn bộ hàng hóa họ đang sở hữu là “chính hãng”. Các bước thiết lập này nằm trên hệ thống blockchain, mà trước hết người đứng tên quyền sở hữu trí tuệ hàng hóa vần là người ký kết được ủy quyền.

Liên minh Châu Âu đang chuẩn bị cho kế hoạch áp dụng NFT vào chuỗi cung ứng hàng hóa.
Liên minh Châu Âu đang chuẩn bị cho kế hoạch áp dụng NFT vào chuỗi cung ứng hàng hóa.

Hệ thống theo dõi chuỗi cung ứng

Khi các mặt hàng di chuyển qua những trạm kiểm soát, quá trình này sẽ được hệ thống ghi lại toàn bộ. Đây là căn cứ giúp chủ sở hữu các tài sản trí tuệ có thể yên tâm về độ thật của những thứ được bày bán.

Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO) nhắm tới Mục tiêu xây dựng một hệ thống có thể hoạt động trơn tru vào cuối năm 2023. Song, để đạt được điều này, EUIPO phải phát triển một hệ thống đăng ký gồm tất cả các IP, chủ sở hữu, hậu cần và nhà bán lẻ ở EU. 

Mặc dù blockchain đã trở thành công nghệ giám sát các dòng cung ứng trong quá khứ nhưng nếu lần này Liên minh Châu  u thực sự thành công áp dụng trong năm 2023, điều này sẽ mở ra bước tiến mới đối với blockchain ở quy mô toàn bộ khu liên minh. 

Mặt khác, sau 2 năm thảo luận, các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất thông qua dự luật ‘Các thị trường trong ngành tài sản tiền điện tử’ (dự luật MiCA), đã thống nhất bởi Nghị viện, Hội đồng và Ủy ban châu Âu. MiCA là thành tựu lớn khi nó được thông qua trong những thời điểm cuối cùng nhiệm kỳ của Pháp tại Hội đồng Châu Âu. 

VeChain được sử dụng để quản lý chuỗi cung ứng

VeChain được sử dụng để quản lý chuỗi cung ứng
VeChain được sử dụng để quản lý chuỗi cung ứng

VeChain (VET) một dự án blockchain doanh nghiệp gần đây đã kết hợp với Orionone, một giải pháp công nghệ chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Mục đích của sự kết hợp này là đưa blockchain vào hệ thống công nghệ hiện có của Vechain.

Vào năm ngoái, VeChain cũng đã trở thành đối tác hệ sinh thái cho “ông lớn” linh kiện điện Schneider Electric.

VeChain (VET) là một nền tảng blockchain được thiết kế để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng và quy trình kinh doanh. Mục tiêu của nó là hợp lý hóa các quy trình và luồng thông tin này cho các chuỗi cung ứng phức tạp thông qua việc sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT).

Nền tảng Vechain chứa hai mã thông báo riêng biệt: VeChain token (VET) và Năng lượng VeChainThor (VTHO). VET được sử dụng để chuyển giá trị qua mạng của VeChain và VTHO được sử dụng làm năng lượng hoặc “gas” để cung cấp năng lượng cho các giao dịch hợp đồng thông minh.

Đánh giá bài viết này

5/5 - (1 Bình chọn)

Tin khác:

- Ngân hàng lớn nhất Singapore mua đất “ảo” trong Sandbox

- Fed công nhận “lợi ích” của Stablecoin cho hệ thống tài chính

Danh sách bài viết được xem nhiều