Ethereum là gì? Những thông tin cần biết về Ethereum
Trên thị trường tiền mã hóa hiện nay, ngoài cái tên Bitcoin thì Ethereum là một trong những đồng coin làm “điên đảo” cộng đồng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Ethereum chỉ đứng sau Bitcoin cả về số lượng và chất lượng. Vì thế, đây là một mã được khá nhiều người trong cộng đồng trader, đặc biệt là người mới quan tâm. Cùng Coin28 tìm hiểu về Ethereum là gì trong bài viết này nhé.
Thông tin chung về Ethereum
Trước hết, anh em trader, đặc biệt là anh em trader mới cần phải nắm được các thông tin cơ bản về Ethereum. Đây là một nền tảng blockchain, đồng thời là tên gọi cho loại coin của nền tảng này.
Nền tảng Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng blockchain phi tập trung thiết lập một mạng ngang hàng thực thi và xác minh mã ứng dụng một cách an toàn. Ethereum sử dụng mã nguồn mở có tính phi tập trung thông qua việc sử dụng chức năng của hợp đồng thông minh (smart contract).
Hơn nữa, các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApp) và các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs) trên nền tảng Ethereum, bao gồm:
-
Các ứng dụng phi tập trung (DApps – Decentralized Application): Còn được hiểu là các ứng dụng được phát triển độc lập và lưu trữ phi tập trung.
-
Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs – Decentralized Autonomous Organizations): Tổ chức được vận hành dựa trên một bộ quy tắc đã được mã hóa. Đối với các quyết định quan trọng, tất cả các thành viên DAOs đều sẽ được tham gia biểu quyết. Ngoài ra họ cũng sẽ nhận được phần thưởng nếu tham gia vận hành hệ thống.
Đồng Ethereum là gì?
Đồng coin của Ethereum được phát hành vào năm 2013, có tên gọi là Ether hay ETH. Mục đích chủ yếu của chúng nhằm cải tiến những bất cập, khắc phục những nhược điểm mà đồng Bitcoin còn tồn tại.
Hiện nay, đa phần anh em trader thường dùng sai và nhầm lẫn hai khái niệm Ethereum và Ether. Thực chất, Ethereum là một nền tảng Blockchain và nó sở hữu đồng tiền mã hóa/tiền điện tử là ETH. Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn này là việc các mã giao dịch được liệt kê trên hệ thống CoinMarketCap hay các sàn giao dịch đều sử dụng là “Ethereum”. Từ đó khiến một số người hiểu lầm và đồng nhất hai khái niệm với nhau.
Nền tảng Ethereum có đồng tiền chính là Ether, được ký hiệu là ETH hay ETH Coin. Đồng coin của nền tảng này được sử dụng để chi trả các khoản phí giao dịch cũng như tham gia thanh toán trong mạng lưới của Ethereum.
Đôi nét về Hợp đồng thông minh (smart contract)
Hợp đồng thông minh - Smart Contract có thể hơi khó hiểu với những anh em trader mới hoặc những người có ít kiến thức về kỹ thuật. Tuy nhiên, Coin28 có thể giải thích một cách dễ hiểu hơn cho anh em. Về cơ bản, Smart Contract là một cơ chế trao đổi được xác định, kiểm soát bởi các phương tiện kỹ thuật số. Mục đích chủ yếu là nhằm thực thi các giao dịch trực tiếp mà không cần sự xác minh của các bên. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn giống tính phi tập trung trên các sàn giao dịch.
Ví dụ, trong việc mua bán nhà đất, trong quá trình giao dịch mua bán cần có sự hiện diện và làm chứng của bên thứ 3. Việc này nhằm mục đích hỗ trợ, nhân chứng và đứng ra hòa giải nếu hai bên có tranh chấp. Tuy nhiên, với Hợp đồng thông minh, có thể bỏ hoàn toàn được người thứ 3 trong các giao dịch ký kết. Smart Contract cho phép hai bên ký kết hợp đồng trực tiếp với nhau mà vẫn đảm bảo tính an toàn, bảo mật và tin cậy. Bởi hệ thống này được lập trình và chạy chính xác mà không cần phải kiểm duyệt.
Lịch sử của Ethereum

Trong lịch sử Blockchain, Bitcoin là đồng crypto đầu tiên ra đời. Ngay sau khi phát hành trên thị trường đồng tiền này đã thu hút được sự quan tâm vô cùng lớn. Nhưng chỉ một gian, BTC bắt đầu xuất hiện những hạn chế. Vì nó được thiết kế để dành riêng cho ứng dụng của tiền tệ nên BTC cũng giới hạn rất nhiều về phạm vi ứng dụng mà hệ thống có thể hỗ trợ. Và cũng từ đây đồng Ethereum được ra đời với các đặc tính còn ưu việt hơn cả “vị tiền bối” Bitcoin của mình.
Ý tưởng ra đời với Mastercoin
Vào tháng 10 năm 2013, Vitalik Buterin - một lập trình viên trẻ tuổi đam mê công nghệ Blockchain và Bitcoin đã đề xuất một giải pháp về Blockchain. Với mục tiêu chính là cải tiến cho Mastercoin - dự án sở hữu tiền điện tử cùng tên có giá trị vốn hóa lớn thứ 7 thế giới, theo CoinmarketCap.
* Hiện nay Mastercoin lấy tên là nền tảng Omni Layer với tên gọi tiền điện tử là Omni Coin.
Giải pháp của Vitalik là cho phép MasterCoin có thể hỗ trợ được nhiều loại hợp đồng. Mà không cần phải thêm các tính năng phức tạp. Ban đầu đội ngũ phát triển Mastercoin rất ấn tượng nhưng thực tế họ vẫn không đưa các đề xuất của Vitalik vào dự án. Điều này đồng nghĩa với việc Mastercoin đã cự tuyệt giải pháp của Vitalik.
Xem thêm: Tạp chí TIME gọi Vitalik Buterin là “Hoàng tử Crypto”
Ethereum ra đời
Không dừng lại ở thất bại đó, Vitalik quyết định vẫn tiếp tục nghiên cứu và tìm cho ra smart contract (hợp đồng thông minh).
Vào tháng 11/2013, Vitalik l chia sẻ bản Whitepaper phác thảo đầu tiên của Ethereum. Nhờ những người có quyền truy cập đánh giá và đưa ra phản hồi để giúp bản Whitepaper hoàn thiện hơn.
Kể từ đây, Vitalik đã có thêm một người đồng hành cùng tham gia xây dựng Ethereum là Gavin Wood. Sau khi xem được bản Whitepaper đó, Gavin Wood là người đã chủ động liên lạc với Vitalik và đề nghị giúp đỡ bằng kỹ năng lập trình C++ của mình.
Mùa hè năm 2014, Gavin Wood công bố Yellow paper cho Ethereum. Cũng cùng thời gian này, Vitalik ra thông báo Ethereum sẽ được phát triển bởi tổ chức phi lợi nhuận Ethereum Foundation.
Sau một năm phát triển, thì cuối cùng vào tháng 06 năm 2015 khối (block) đầu tiên của Ethereum đã được khai thác. Điều này đã đánh dấu sự ra đời chính thức của Ethereum Blockchain.
Ethereum dùng để làm gì?
Rất nhiều người nghĩ rằng Ethereum như một kho lưu trữ giá trị, tương tự như Bitcoin. Tuy nhiên nó vẫn chưa hẳn đầy đủ, Ethereum còn có thể lập trình được nhiều hơn. Chuỗi khối Ethereum tuy rất giống với Bitcoin, nhưng với hợp đồng thông minh, ngôn ngữ lập trình của Ethereum cho phép các nhà phát triển viết phần mềm. Bằng cách thông qua các giao dịch blockchain quản lý và tự động hóa các kết quả cụ thể, nó được dùng như một thành phần quan trọng cho các ứng dụng phân cấp tài chính, thị trường phân cấp, trao đổi, trò chơi,…

Dưới đây là những mục đích cụ thể mà ETH mang lại cho người dùng:
-
Triển khai các ứng dụng phi tập trung: Hiện nay, Ethereum cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng phi tập trung trên hệ thống của nền tảng. Ví dụ: Bitcoin được coi là một DApps có mục đích cho phép người dùng của chúng thanh toán ngang hàng các giao dịch qua sàn Bitcoin. Làm được điều này bởi Ethereum chạy trên hệ thống Blockchain và không bị quản lý hay kiểm soát bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
-
Xây dựng DAO: DAO được biết đến là các tổ chức tự trị phân cấp. Hiện nay, DAO là một tổ chức phi tập trung và không chịu sự ảnh hưởng, quản lý bởi các cá nhân hay tổ chức. Duy nhất các mã lập trình mới có thể điều hành được DAO bằng các tập hợp Smart Contract được viết trên hệ thống Blockchain Ethereum. Sự ra đời của mã này giúp thay thế hoàn toàn các quy tắc, cấu trúc của một tổ chức truyền thống, loại bỏ sự tham gia của con người và việc kiểm soát tập trung. Một mã DAO được sở hữu bởi tất cả những người mua chúng, chúng không giống như cổ phần hay quyền sở hữu, mã DAO đóng vai trò mang lại sự công bằng cho những người biểu quyết.
-
Dùng để khởi động các đồng tiền điện tử khác: Ethereum có tiêu chuẩn mã thông báo là ERC20, được quy định bởi Quỹ Ethereum và các nhà phát triển khác nên có thể phát hành phiên bản riêng và gây quỹ từ một ICO ban đầu. Chiến lược này được thực hiện khi các nhà phát hành mã thông báo đã được thiết lập để đổi lấy số tiền cụ thể, sau đó cung cấp cho đám đông và thu về Ether. Trong hai năm vừa qua, hàng tỷ đô la được tăng lên nhờ ICO trên nền tảng của Ethereum.
-
Theo dõi các tài sản độc nhất trên nền tảng số: Gần đây, Ethereum phát hành mã thông báo ERC721 với mục đích theo dõi các tài sản số độc nhất. Mục đích lớn nhất hiện nay chính là thu thập kỹ thuật số bởi mọi người được phép chứng minh quyền sở hữu tài sản của mình trên cơ sở hạ tầng.
Cách hoạt động của Ethereum Blockchain

Ethereum hoạt động bởi mạng lưới các máy tính gọi là Nodes. Để tham gia vào mạng lưới này, các Nodes phải cài đặt phần mềm Ethereum Client. Sau đó các Nodes sẽ chạy chương trình ảo Ethereum Virtual Machine – EVM.
EVM sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng thông minh. Nếu nhà phát triển muốn xây dựng DApps trên Ethereum, họ phải khai thác các hợp đồng thông qua ngôn ngữ lập trình Solidity.
Máy ảo EVM thực hiện các hoạt động như lệnh giao dịch, hợp đồng thông minh,… Mạng lưới Ethereum cũng cần đến một lượng khí gọi là Gas - loại phí thanh toán, được thanh toán bằng đồng tiền kỹ thuật số Ether (ETH).
Khi giao dịch được thực thi, Miner Nodes sẽ cần phải xác nhận xem giao dịch đó có hợp lệ hay không. Bằng cách sử dụng cơ chế Proof Of Word (PoW) các Miner Nodes sẽ chứng minh công việc của họ đã hoàn thành và thông báo đến toàn mạng lưới và để các Miner Nodes khác sẽ xác nhận.
Block mới được tạo ra bằng cách giải mã với thuật toán Ethash. Sau khi xác nhận mạng lưới giao dịch khi PoW được thông qua, dữ liệu giao dịch sẽ ghi vào Blockchain của Ethereum và không thể thay đổi.
Lợi ích vượt bậc của Ethereum
Hầu hết tất cả các trang web lớn đều có một máy chủ tập trung. Vấn đề duy nhất với máy chủ tập trung này là nếu bị hack, hacker có thể lấy được tất cả dữ liệu nhạy cảm của tất cả các trang web trên máy chủ. Máy chủ cũng có thể gặp sự cố. Có quá nhiều phụ thuộc vào máy chủ tập trung.
Hãy tưởng tượng có một máy chủ phi tập trung chỉ chứa một phần nhỏ của tất cả dữ liệu. Vì vậy, nếu một máy chủ gặp sự cố hoặc bị tấn công, chủ sở hữu trang web sẽ không mất tất cả dữ liệu.
Hơn nữa, chính phủ hay các tổ chức quản lý internet không có quyền gỡ bỏ bất kỳ trang web nào vì dữ liệu nằm rải rác trên mạng. Do đó có thể nói, không ai có thể kiểm soát Internet như nó. Vì vậy, lợi ích của nền tảng phân quyền Ethereum là vô hạn.
Phân biệt Ethereum với Bitcoin

Về cơ bản, đồng Bitcoin là ETH Coin khá giống nhau vì chúng đều được phát triển trên nền tảng Blockchain. Tuy nhiên, vì ETH coin là hậu duệ của BTC nên chúng vẫn có những đặc điểm khác biệt.
-
Đồng Ether chỉ tập trung vào mục đích thanh toán chi phí khi xảy ra trong mạng lưới của Ethereum.
-
Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas hoặc có thể quy đổi ra ether. Nó được tính dựa trên dung lượng băng thông, và nhu cầu lưu trữ. Còn đối với Bitcoin, các giao dịch lại được giới hạn trong mỗi kích thước khối và bình đẳng với nhau.
-
Hơn nữa về thời gian khai thác, đối với Bitcoin các thợ đào chỉ đào được 21 triệu Bitcoin trong thời gian khai thác khối trung bình là 10 phút. Còn với Ether mọi người có thể đào được vô số, không bị giới hạn trong thời gian xác nhận nhanh hơn là không quá 12 giây.
Tuy nhiên Ethereum vẫn có những ưu điểm hơn hẳn so với Bitcoin như tốc độ giao dịch nhanh hơn và phí giao dịch rẻ hơn Bitcoin.
Ứng dụng được xây dựng trên Ethereum
Nhờ sở hữu các tính năng ưu việt và các tiện ích thông minh, Blockchain Ethereum đã trở thành nền tảng để xây dựng rất nhiều các loại ứng dụng.
Tài chính phi tập trung (Defi) và Ethereum
-
Stablecoin: Đây là các loại tiền điện tử được thiết kế để giảm thiểu tác động của biến động giá.
-
Coinbase Wallet: Đây là ví đa tiền tệ cung cấp quyền truy cập vào ứng dụng phân cấp Web (dApps) được cung cấp bởi các hợp đồng thông minh Ethereum.
-
Huobi Wallet: Ví đa tiền tệ, trình duyệt dApps và staking như một dịch vụ cho các mạng PoS.
-
MyEtherWallet: Miễn phí, mã nguồn mở, giao diện phía máy khách để tạo ví Ethereum và tương tác với dApps.
-
Trust Wallet: Ví tiền điện tử đa năng, lưu trữ các token BEP2, ERC20 và ERC721.
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và Ethereum
Hình thức trao đổi phi tập trung có thể kể đến như: Mạng ngang hàng (P2P),… Cùng với các mạng ngang hàng và các ứng dụng phi tập trung dapp, đây là nơi mà người dùng có thể tương tác với hợp đồng thông minh. Một trong những sàn giao dịch ngang hàng tốt nhất hiện nay tại Việt Nam phải kể đến đó là Binance P2P. Tại đây các nhà đầu tư có thể thực hiện mua bán Ether trực tiếp bằng VND.
Ứng dụng phi tập trung (Dapps)
Có rất nhiều ứng dụng tiện ích mà các nhà đầu tư có thể sử dụng ngay khi sở hữu đồng ETH như:
-
MetaMask: Ứng dụng Plug-in trình duyệt cho phép kết nối thiết bị của bạn với mạng lưới Ethereum.
-
Status: Trình duyệt di động Ethereum với ví token, chat và cổng thông tin dApp.
-
Brave: Một trình duyệt web và di động được tích hợp với BAT và ERC-20 tokens.
-
Opera: Trình duyệt Dapp với ví Ethereum tích hợp.
-
Ethereum Name Service: Một tiện ích để tạo địa chỉ ví ETH được cá nhân hóa và đơn giản.
-
Civic: Bảo mật danh tính và quản lý dữ liệu trên blockchain.
-
Alethio: Nền tảng phân tích mạng Ethereum.
Chi tiết về đồng tiền số Ethereum (ETH)

Ethereum (ETH) là một đồng tiền điện tử được phát triển trên nền tảng công nghệ BlockChain. Mặc dù Ethereum được xây dựng trên một Blockchain riêng, nhưng bản chất vẫn dựa vào mã nguồn của Bitcoin. Tuy nhiên lại có những điểm cải tiến hơn nhiều so với người “anh cả” đi trước.
Thông tin cơ bản về ETH
-
Token Name: Ethereum.
-
Ticker: ETH.
-
Blockchain: Ethereum.
-
Token Standard: ERC-20.
-
Type: Utility.
-
Max Supply: Không giới hạn.
-
Circulating Supply: 116,569,797 ETH.
Phân phối Ether (ETH)
Ethereum có tổng nguồn cung tại thời điểm khởi tạo là 75 triệu ETH. Trong dó 72 triệu ETH được bán trong đợt ICO năm 2015. Giá ICO là 1ETH = 0.311 USD
-
Genesis: Khối ban đầu (60 triệu USD trong đợt Crowdsale và 12 triệu USD trong một đợt huy đông vốn khác): 72.009.990,50 Ether
-
Block Rewards: Số phần thưởng khối đã khai thác: 41.323.993,91 Ether
-
Uncle Rewards: Số phần thưởng khối không phân phối: 2.869.689,63 Ether
-
Tổng nguồn cung hiện tại: 116.203.674,03 Ether
Token Sale
Quá trình bán ETH coin của Ethereum trải qua 42 ngày với mức giá khác nhau theo từng thời điểm:
-
Giá khởi đầu được quy định 1 BTC mua được 2000 ETH.
-
Đến cuối cùng thì 1 BTC chỉ còn mua được 1337 ETH.
Kết quả sau các vòng bán, Ethereum bán ra gần 60 triệu ETH thu về hơn 31.5 nghìn Bitcoin (BTC), với giá trị tương đương 18 triệu đô lúc bấy giờ.
Token Use case
Đồng ETH sẽ được sử dụng với các mục đích sau:
- Phí Gas: ETH cũng được dùng để thanh toán phí Gas trong mạng lưới của Ethereum. Mức phí này phụ thuộc vào tình trạng của mạng lưới. Khi mạng lưới quá tải thì phí Gas sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, thông thường phí Gas khá rẻ, chỉ có khoảng $0.2 - $0.7. Rẻ hơn phí giao dịch của Bitcoin rất nhiều.
- Phần thưởng khối: Ethereum sử dụng luật đồng thuận Proof of Work (PoW). Vì vậy phần thưởng khối trong mạng lưới của Ethereum sẽ là ETH. Ban đầu phần thưởng khối này ở mức 5 ETH. Tuy nhiên qua nhiều lần nâng cấp mạng lưới, phần thưởng khối đã bị cắt bớt. Hiện tại đang ở mức 2 ETH cho mỗi block.
Ngoài 2 loại phí trên, ETH cũng có thể sử dụng làm phí để trả cho các dịch vụ khác.
Các chuẩn Token của Ethereum (Token Standard)
ERC (viết tắt của Ethereum Request for Comments) là bộ quy tắc áp dụng cho việc triển khai token trên mạng lưới của Ethereum. Mục đích của các bộ tiêu chuẩn này là để triển khai các hợp đồng thông minh trên nền tảng Blockchain của Ethereum.
Token ERC20
ERC20 được biết là bộ danh sách quy tắc, quy định dành chung cho việc phát hành các token trên nền tảng Ethereum. Được nhà sáng lập Ethereum đề xuất lần đầu tiên vào tháng 06/2015. Tiêu chuẩn ERC20 này ra đời giúp các nhà phát triển có một tiêu chuẩn chung khi triển khai Fungible Token. Và có thể tạo ra một token trên nền tảng của Ethereum dễ dàng, nhanh chóng hơn. Cụ thể bộ tiêu chuẩn này bao gồm 6 quy tắc bắt buộc và 3 quy tắc không bắt buộc. 6 quy tắc bắt buộc như:
-
TotalSupply: Tổng số mã token được phát hành.
-
BalanceOf: kiểm tra số dư token trong mỗi ví Ethereum.
-
Transfer: Quản lý việc chuyển token vào địa chỉ ví người dùng.
-
TransferFrom: Cho phép người dùng nắm giữ token có thể trao đổi với nhau.
-
Approve: Kiểm tra từng giao dịch và so sánh với tổng nguồn cung để đảm bảo không thiếu hoặc thừa token.
-
Allowance: Kiểm tra số dư token nhằm biết địa chỉ ví có đủ token để chuyển hay không.
3 quy tắc không bắt buộc gồm:
-
Token Name: tên token
-
Symbol: Mã token
-
Decimal (up to 18): Số thập phân nhỏ nhất.
ERC721 là gì?
ERC721 , đây là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho các nhà phát triển các NFTs (Non-Fungible Token) trên nền tảng của Ethereum. Được William Entriken, Dieter Shirley, Jacob Evans và Nastassia Sachs đề xuất vào tháng 01/2018. Tiêu chuẩn ERC721 giúp các nhà phát triển có thể ra mắt các ứng dụng dApps sử dụng các NFTs.
Tiêu chuẩn ERC khác
Bên cạnh ERC20 và ERC721, Ethereum còn có thêm 2 tiêu chuẩn token khác bao gồm:
-
ERC777: Tiêu chuẩn này sẽ cải thiện các vấn đề mà ERC20 gặp phải. Hiện nay tiêu chuẩn này đang được kỳ vọng rằng sẽ soán ngôi của ERC20 bởi tính ưu việt của mình.
-
ERC1155: Tiêu chuẩn dành cho nhiều loại token gồm Non-Fungible Token và Fungible Token. Nó ra đời với sự kết hợp giữa tiêu chuẩn ERC20 và ERC721, do CTO của dự án Enjin Coin đề xuất lên cộng đồng Ethereum vào tháng 06/2018.
Đánh giá ưu và nhược của ETH (Ether)

Đồng Ethereum coin là một trong những đồng coin được đánh giá khá cao trên thị trường tiền điện tử hiện nay. Để giúp anh em trader có cái nhìn tổng quan nhất, hãy cùng theo dõi những đánh giá tổng quan về đồng coin này.
Ưu điểm
Do được phát triển trên nền tảng Blockchain nên Ethereum được hưởng tất cả mọi lợi ích từ thuộc tính của hệ thống này.
-
Tính nhất quán: Có thể nói rằng, hệ thống Blockchain nói chung và hệ thống Ethereum là một trong những hệ thống không thể thay đổi. Bởi không có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có thể thực hiện các thay đổi trên nền tảng của chúng.
-
Tránh tham nhũng và làm giả giấy tờ: Bởi là hệ thống phi tập trung nên khi ứng dụng được phát triển trên các mạng phải có sự đồng thuận và không thể kiểm soát. Việc này cũng giúp hạn chế tối đa việc làm chứng từ giả hay tham nhũng trên Blockchain là điều không thể.
-
Bảo mật cao: Ưu điểm nổi bật của ETH coin chính là tính bảo mật cao. Tất cả mọi ứng dụng, mọi giao dịch đều được bảo mật tốt, bảo vệ khỏi các cuộc tấn công và xâm phạm trên không gian mạng.
-
Luôn luôn hoạt động: Có lẽ điểm khác biệt giữa hệ thống tiền ảo và hệ thống các sàn chứng khoán chính là tính hoạt động. Nếu chứng khoán chỉ có 2 phiên giao dịch mỗi ngày thì các sàn giao dịch Crypto không bao giờ dừng hoạt động.
-
Thuận tiện giao dịch: Người mua và bán có thể chủ động kết nối với nhau mà không cần qua bên trung gian. Điều này giúp tiết kiệm cả về mặt chi phí và thời gian giao dịch cho người dùng.
-
Giá trị chỉ đứng sau Bitcoin: Ether là đồng Altcoin đứng đầu thị trường và có hỗ trợ giao dịch với tất cả những loại tiền điện tử khác. So với Bitcoin, Ether có tốc độ tạo khối nhanh hơn và tạo điều kiện cho quá trình khai thác của đối thủ thợ đào. Hiện ETH đã được được chấp nhận thanh toán rộng rãi trong rất nhiều các hệ thống giao dịch và điểm bán lẻ cung cấp dịch vụ trên toàn cầu. Được các nhà lập pháp và tổ chức tài chính tập trung đánh giá là thân thiện hơn cả BTC.
Nhược điểm
Dù là một sản phẩm được phát triển trên nền tảng Blockchain nhưng Ethereum vẫn tồn tại điểm hạn chế. Bởi các mã code được viết bởi con người, vì thế cần có tính chính xác tuyệt đối. Chỉ cần sai ở một điểm mã sẽ tạo ra lỗ hổng cực kỳ lớn cho các hacker. Lúc này, nền tảng Blockchain chắc chắn sẽ mất đi tính bảo mật và không thể thay đổi được. Cùng với đó, một số hạn chế Ether có thể gặp phải như:
-
Ngày càng xuất hiện nhiều Altcoin mới, đồng nghĩa với việc ETH sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt.
-
Hệ thống mạng Blockchain của Ethereum vẫn phải đối mặt với nguy cơ phân nhánh trước tình trạng giao dịch quá tải.
-
Phí Gas cao, những trường hợp khi mạng Ethereum bị tắc nghẽn, phí Gas có thể tăng đến 100%.
-
Biến động giá cả lớn, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm.
3 cách để sở hữu tiền điện tử Ethereum

Theo các chuyên gia đến từ Coin28, hiện nay có 3 cách chính để có thể sở hữu đồng ETH coin:
Mua Ethereum
Bạn chỉ cần bỏ tiền ra để mua ETH Coin trên các sàn giao dịch. Đây là cách đơn giản và nhanh nhất để sở hữu ETH. Nhà đầu tư có thể mua hay bán ETH ở các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những sàn có uy tín, có tên tuổi để tránh bị lừa đảo
-
Sàn tập trung (CEX): Sàn giao dịch này sẽ có một bên thứ 3 đứng ra kiểm soát và làm cầu nối. Ví dụ: Binance, Huobi, Bittrex, Gate.io, Kucoin, BitMax,…
-
Sàn phi tập trung (DEX): Là sàn giao dịch được xây dựng & hoạt động một cách phi tập trung dựa trên nền tảng của blockchain. Người dùng có thể giao dịch, trao đổi đồng coin ngay trên ví của mình, mà không cần phải di chuyển ra ngoài. Ví dụ: Uniswap, Sushiswap,…
Đào Ethereum
Cách thứ 2 để có ETH coin chính là đào coin. Tuy nhiên, đây là cách làm không quá phổ biến bởi người thợ đào cần có kiến thức về kỹ thuật, về máy tính và kinh nghiệm dày dặn. Bên cạnh đó, người đào ETH coin cũng cần đầu tư một khoản tiền không nhỏ để mua những chiếc máy đào ETH. Sau đó, giải các thuật toán phức tạp để tìm ra đáp án nhằm thu về phần thưởng đến từ ETH.
Kiếm Ethereum miễn phí
Nếu bạn là người có thời gian hay là những trader mới thì đây có thể là lựa chọn cho bạn. Bởi việc kiếm ETH miễn phí bằng cách chơi game, xem quảng cáo,...có thể kiếm được ETH coin nhưng với số lượng rất ít.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của đồng Ether
Dưới đây là 3 yếu tố chính gây tác động đến giá trị của đồng Ether:
ICO và sự suy giảm của “tokenization (công nghệ mã hóa)”
Hiện tại, có hơn 1.000 token được giao dịch tích cực và phần lớn trong số đó được xây dựng trên nền tảng Ethereum. Khi có một số lượng lớn ICO đang hoạt động, và để đầu tư vào đó, cộng đồng có thể sẽ mua số lượng lớn ETH. Điều này có thể sẽ đẩy giá ETH lên cao, theo như quy luật cung – cầu.
Ví dụ như trường hợp ICO của Block.one (công ty tạo ra EOS): Các nhà đầu tư của Block.one đã đóng góp hơn 7 triệu ETH vào tháng 6 năm 2018. Trong khi đó tổng nguồn cung ETH chỉ dưới 103 triệu. Như vậy, chỉ cần một ICO có thể ảnh hưởng đến gần 7% toàn bộ nguồn cung.
Và khi ICO không còn là tâm điểm sự quan tâm thì ETH cũng không được các nhà đầu tư mua với số lượng lớn như trước nữa.
Nhu cầu sử dụng DApp
Như đã nói mục đích chính của Ether là phục vụ như một loại tiền tệ riêng cho mạng lưới BlockChain. Để từ đó thông qua các hợp đồng thông minh, tăng sức mạnh cho điện toán mà các nhà phát triển có thể sử dụng để xây dựng DApps.
Crypto Kitties là DApp đầu tiên, tuy nhiên nó không duy trì được mức sử dụng ban đầu và thực sự được người dùng chấp nhận. Ngay cả khi nó nắm giữ một trong 10 hợp đồng ether hàng đầu theo khối lượng giao dịch. Nhưng Crypto Kitties chỉ có khoảng 400 người dùng mỗi ngày theo thống kê của DappRadar.
DApps được đánh giá là có tiềm năng lớn, nhưng phải đối mặt với những rào cản trong những ngày đầu như:
-
Phải mua mã thông báo riêng: Trước khi có thể sử dụng chương trình người dùng phải mua mã thông báo riêng của DApp đó. Quá trình mua và sử dụng mã thông báo không trực quan, cản trở người dùng gia nhập. Vì phần lớn DApps được xây dựng trên Ethereum. Vì vậy người dùng không thể sử dụng tiền tệ Fiat mà họ phải chuyển đổi ETH.
-
Khả năng mở rộng Ethereum: Bởi vì mạng Ethereum đang bị chậm và không hiệu quả. Do đó khi lượng sử dụng DApp tăng lên, những người dùng sẽ phải chi nhiều ETH hơn chỉ để hoàn thành một giao dịch.
-
Phí giao dịch: Chi phí trung bình cho mỗi giao dịch là 0,0976 ETH. Tuy nhiên, trong thời gian giá Ethereum tăng đỉnh điểm skyrockets, phí giao dịch có thể trở nên đắt đỏ. Ví dụ, vào giữa tháng 1 năm 2018, Ethereum đạt mức cao nhất là 1359,48 USD. Có nghĩa là phí giao dịch 0,0976 ETH vào thời gian đó mà người dùng phải trả là 132,69 USD.
Thị trường tiền điện tử
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử kể đến như:
-
Tâm lý FOMO (fear of missing out): Nỗi sợ bị bỏ lỡ có thể truyền cảm hứng cho việc mua lớn và tạo ra sự tăng giá mạnh.
-
Tâm lý FUD (fear, uncertainty, and doubt): Tâm lý sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ trái ngược với FOMO nó có xu hướng tạo ra sự bán tháo và sụp đổ.
-
Việc tăng hoặc giảm quy định: Tùy thuộc vào việc quy định được đề cập được coi là tích cực hay tiêu cực của các nhà đầu tư tiền điện tử. Mà giá có thể tăng hoặc giảm.
-
Thay đổi về nguồn cung: Khi một số lượng lớn tiền mới được khai thác, giá của đồng tiền có khả năng giảm, tất cả những thứ khác đều bằng nhau.
-
Ý kiến chuyên gia: Khi một chuyên gia dự đoán một thị trường tăng hoặc giảm trong tương lai gần. Rất có thể sẽ kích thích các nhà đầu tư theo dõi các chuyên gia đó mua hoặc bán trên diện rộng.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Ethereum
Trong quá trình phát triển cộng đồng Coin28, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến hệ thống Ethereum nói chung và ETH coin nói riêng. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp lại các câu hỏi phổ biến và giải đáp thắc mắc cho toàn thể anh em.
Lưu trữ Ethereum ở ví nào?

Hiện nay, anh em trader có thể lưu trữ ETH coin ở nhiều ví khác nhau, ví dụ:
-
Ví Online: Ví Blockchain, Coinbase, MyEtherWallet
-
Ví lạnh: Ví Ledger Nano S, Trezor
-
Ví sàn: Ví trên các sàn giao dịch như, Binance, Huobi, OKEx,..
Giao dịch và mua bán ETH ở đâu?
Vì đồng ETH khá phổ biến trên toàn cầu nên các bạn có thể mua trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử hiện nay. Một số sàn uy tín và phổ biến ở Việt Nam như sàn Remitano (sàn số 1 Việt Nam), sàn Binance (Sàn số 1 thế giới), MXC, FTX, Hotbit…
Các trang cập nhật thông tin Ethereum uy tín
Để cập nhập các thông tin về thị Trường Crypto nói chung hay về Ethereum nói riêng, mọi người có thể tham khảo tại các trang uy tín như: CryptoPanic, Crypto Goat, CoinSpectator, Coin98, CryptoViệt, Coin 28,...
Có nên đầu tư Ethereum vào năm 2022 không?
Một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều chính là có nên đầu tư ETH Coin vào năm 2022 hay không. Tuy nhiên, nhu cầu và mục đích đầu tư của mỗi người trader là khác nhau. Vì thế, bạn cần phải tự đưa ra quyết định cho mình.
Khép lại năm 2021 với những thành công khá lớn của thị trường crypto, ETH cũng không đứng ngoài thị trường. Nếu Bitcoin chỉ thu về hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái thì Ethereum, con số này đạt hơn 400%. ETH có vốn hóa hơn 230 tỷ $, lớn thứ 2 chỉ sau Bitcoin trên thị trường. ETH cũng được đánh giá là khá ổn định và ít biến động hơn so với các đồng Coin khác. Ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận Ethereum là một hình thức thanh toán hợp lệ, thậm chí còn nhiều hơn cả Bitcoin.
Vì thế, Coin28 nhận định rằng tiềm năng của đồng ETH coin là khá lớn. Có thể ETH coin là một trong những nước đi thông minh dành cho các anh em trader.
Tổng kết
Ethereum là ví điện tử phi tập trung có đồng coin mã ETH coin khá nổi tiếng trên thị trường crypto hiện nay. Với lợi nhuận khổng lồ vào năm 2021, ETH coin cũng như Ethereum được nhận định sẽ là nguồn đầu tư sinh lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư tài ba. Tuy nhiên, hãy thật cẩn trọng, nắm bắt thị trường thật chắc vì vào đầu năm 2022, thị trường này đã có những sự tụt dốc đáng ngờ. Coin28 chúc cộng đồng trader luôn “mua đáy, bắt đỉnh” thật thành công.
Tin khác:
- Hướng dẫn sử dụng Tabtrader từ A - Z cho anh em trader mới
- Black card là gì? Đặc quyền khi sở hữu thẻ đen như thế nào?
Đánh giá bài viết này
Gửi đánh giá của bạn