Chủ tịch ECB kêu gọi quy định tiền điện tử, ngăn chặn Nga “lợi dụng” trốn tránh các lệnh trừng phạt

Tác giả: Hoa Tường
Bài viết được update ngày: 26-02-2022 | 10:17:40

Christine Lagarde cho biết: “MiCA phải được thông qua càng nhanh càng tốt, vì vậy chúng tôi đã xây dựng một khung quy định về tài sản tiền điện tử, đảm bảo những giao dịch phi pháp phải bị bắt giữ.”

Chủ tịch ECB kêu gọi quy định tiền điện tử 

Chủ tịch ECB kêu gọi quy định chặt chẽ về tiền điện tử
Chủ tịch ECB kêu gọi quy định chặt chẽ về tiền điện tử

Mới đây, Christine Lagarde - chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - đã kêu gọi các nhà lập pháp xem xét và phê duyệt khung quy định về tiền điện tử, ám chỉ việc ngăn chặn Nga có thể lợi dụng tiền kỹ thuật số để tránh khỏi các lệnh trừng phạt kinh tế.  

Phát biểu với cánh phóng viên tại Cuộc họp không chính thức giữa các Bộ trưởng Kinh tế & Tài chính hôm qua (25/2), Bà Lagarde cho biết Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ thực hiện "một cách dứt khoát và nghiêm ngặt" các biện pháp trừng phạt đối với Nga do các nhà lập pháp châu Âu áp đặt, đáp trả cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine.

Trả lời câu hỏi về khả năng Nga sử dụng tiền điện tử để trốn tránh một số biện pháp trừng phạt, chủ tịch ECB nhấn mạnh cần đẩy nhanh việc ban hành các quy định về tài sản kỹ thuật số. Bà cho biết: 

“Bất cứ khi nào có lệnh cấm dù không chính thức hay chính thức, hoặc một làn sóng tẩy chay, luôn có những cách thức mà tội phạm cố gắng sử dụng luồn lách và trốn tránh.” - “Điều cực kỳ quan trọng là dự luật MiCA cần được đẩy nhanh nhất có thể để chúng tôi có một khung quy định. Trong đó, các tài sản tiền điện tử của giao dịch bất hợp pháp phải bị thu giữ”.

Dời lịch bỏ phiếu quy định tiền điện tử, động thái kinh tế của Mỹ và đồng minh với Nga

Dời lịch bỏ phiếu quy định tiền điện tử, động thái kinh tế của Mỹ và đồng minh áp đặt với Nga
Dời lịch bỏ phiếu quy định tiền điện tử, động thái kinh tế của Mỹ và đồng minh áp đặt với Nga

MiCA (Markets in Crypto Assets - Thị trường tài sản tiền điện tử) đã được đề xuất tạo ra một khuôn khổ pháp lý, nhằm hỗ trợ đổi mới và phát triển tiềm năng tài sản tiền điện tử theo hướng duy trì ổn định tài chính và bảo vệ nhà đầu tư. Giới thiệu lần đầu tiên với Ủy ban Châu Âu vào tháng 9 năm 2020 và được Hội đồng thông qua vào tháng 11 năm 2021, đề xuất này đã được lên kế hoạch cho một cuộc bỏ phiếu thuộc quyền hạn của Nghị viện châu Âu diễn ra vào thứ Hai tới (28/2). 

Tuy nhiên, hôm thứ Sáu (25/2), báo cáo viên Stefan Berge đã thông báo hoãn cuộc bỏ phiếu vì lo ngại rằng nó có thể bị hiểu sai thành lệnh cấm khai thác tiền điện tử dựa trên bằng chứng giao dịch. Tại thời điểm thông báo, chưa có ngày dự kiến ​​để các quan chức EU tiến hành bỏ phiếu.

Vào thứ Năm (24/2), Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ - Joe Biden đã công bố về một loạt các biện pháp trừng phạt, áp đặt các tổn thất kinh tế đối với Nga khi thực hiện tấn công vào Ukraine. Ngài Biden tuyên bố rằng Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt với 5 ngân hàng lớn có trụ sở tại Nga, cũng như một số công dân ưu tú đã “làm giàu cho bản thân bằng cái giá của nhà nước Nga”. Các biện pháp kinh tế không bao gồm việc loại bỏ Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT hoặc chuyển tiền điện tử.

Tình hình ở Ukraine vẫn đang tiếp tục diễn biến khôn lường. Đã có báo cáo Nga ném bom tại các địa điểm trên lãnh thổ Ukraine, bao gồm một sân bay quân sự gần thủ đô Kiev kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố "hoạt động quân sự đặc biệt" vào hôm thứ Năm. Các thành viên cộng đồng tiền điện tử đã quyên góp cho quân đội Ukraine và các tổ chức địa phương khi cuộc xung đột bùng phát.

Đánh giá bài viết này

5/5 - (21 Bình chọn)

Tin khác:

- Cựu giám đốc điều hành Goldman Sachs tham gia Coinbase với tham vọng làm chủ thị trường tiền điện tử

- Bitcoin đảo chiều bật tăng trở lại ngưỡng gần 40K$

Danh sách bài viết được xem nhiều