Căng thẳng chính trị kéo dài, Đài Loan sử dụng hệ thống Web3 để bảo mật thông tin trước các cuộc tấn công mạngng tin trước các cuộc tấn công mạng

Tác giả: Thành Nam
Ngày đăng: 14-08-2022 | 15:02:05

Nhằm chống lại các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc, Đài Loan đã bắt đầu sử dụng công nghệ Web3 để chia sẻ thông tin nội bộ kể từ sau chuyến công du của Chủ tịch Hạ viện Mỹ - Nancy Pelosi.

Trung Quốc đang được coi là nơi xuất phát của nhiều vụ tấn công tin tặc nhắm đến chính quyền Đài Bắc. Khoảng thời gian gần đây với tình hình căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc ngày càng tăng cao, cường độ các vụ tấn công cũng gia tăng đáng kể. Đứng trước tình hình này, Bộ phát triển kỹ thuật số Đài Loan (MODA) có kế hoạch triển khai công nghệ phi tập trung vào cổng thông tin điện tử của chính phủ trong nỗ lực bảo vệ thông tin trước các nguy cơ xâm nhập.

Bộ trưởng Kỹ thuật số Đài Loan - Đường Phượng tự tin với hệ thống web3

Hệ thống tệp liên hành tinh (IPFS) được thiết kế bởi Juan Benet vào năm 2014, là một mạng ngang hàng mà quan chức chính phủ sẽ sử dụng để chia sẻ tệp phi tập trung nhằm phá vỡ các nỗ lực kiểm duyệt. IPFS xác định nội dung thông qua các hàm băm, cho phép các tệp được lưu trữ bởi nhiều bên được tìm thấy ở bất cứ đâu và có thể được truy cập bằng HTTP đơn giản..

Xem thêm: Thông tin giải đáp Web3 là gì?

Động thái nâng cấp IPFS diễn ra sau chuyến thăm gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan, đây là lần đầu tiên đối với một quan chức cấp cao kể từ năm 1997, bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc đại lục. Kể từ chuyến công du, các trang web của chính phủ Đài Bắc liên tục bị tấn công từ phía đại lục. Trong một cuộc phỏng vấn với CNA, Bộ trưởng Kỹ thuật số Audrey Tang khẳng định rằng cho đến nay, trang web của MODA vẫn chưa “từng thất thủ” trước các cuộc tấn công kể từ khi ra mắt cùng ngày quân đội Trung Quốc bắt đầu tập trận gần Đài Loan.

Bà khẳng định:

“Trang web sử dụng cấu trúc Web3 gắn liền với cộng đồng blockchain và mạng xương sống Web2 toàn cầu. Vì vậy, nếu bị đánh sập, mọi thứ từ Ethereum đến NFT cũng sẽ chung số phận và điều này dường như rất khó xảy ra.”

Thông tin từ tờ South China Morning Post

Ý tưởng sử dụng IPFS được ra đời sau khi Nga xâm lược Ukraine và sử dụng các cuộc tấn công mạng để đánh sập cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Theo thông tin được tiết lộ, Đài Loan đã chứng kiến gần 5 triệu cuộc tấn công mạng hàng ngày hoặc ít nhất là quét các lỗ hổng hệ thống vào năm ngoái, cao gấp 23 lần kỷ lục trước đó. Việc triển khai Web3 là một bước tiến lớn, song bộ trưởng lại nhấn mạnh rủi ro của tiền mã hóa trong các hoạt động rửa tiền.

Sau cuộc đàn áp lên ngành crypto của Trung Quốc vào năm ngoái, Đài Loan đã chạy nước rút và nổi lên với những sáng kiến vượt bậc với tham vọng trở thành một trung tâm tiền mã hóa mới của khu vực. Gần đây, nước này đã gián tiếp cấm mua tiền mã hóa bằng thẻ tín dụng sau khi cơ quan quản lý tài chính chính so sánh crypto với cờ bạc trực tuyến. Song, cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Đài Loan lại đang thí điểm đồng tiền kỹ thuật số quốc gia (CBDC) của riêng mình. Điều này cho thấy Đài Bắc vẫn muốn có một nền kinh tế tiền mã hóa công nghệ blockchain nhưng phải dưới sự kiểm soát của chính phủ.

Đánh giá bài viết này

5/5 - (1 Bình chọn)

Tin khác:

- Cuộc đời thăng trầm của nữ hoàng tiền ảo đang nắm giữ 230.000 Bitcoin

- Bức ảnh chân dung thời thơ ấu của ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg được đúc thành NFT bản quyền

Danh sách bài viết được xem nhiều