Bitcoin tăng vượt ngưỡng 45.000 USD nâng tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa trở lại mức 2000 tỷ USD
Bài viết được update ngày: 11-02-2022 | 20:00:16
Nối tiếp đà tăng trưởng trong những ngày qua, Bitcoin chính thức ghi nhận mức giá trị vượt ngưỡng 45000 USD vào đầu giờ chiều ngày 8/2/2022. Động thái này giúp nâng tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa đã tăng trở lại trên 2.000 tỷ USD sau chuỗi ngày dài ảm đạm hồi đầu tháng 1 năm nay.
Bitcoin vượt ngưỡng 45000 USD nâng vốn hóa thị trưởng trở lại trên 2000 tỷ USD

Kể từ cuối tháng 12/2021, thị trường bitcoin suy giảm mạnh khiến nhà đầu tư đối mặt với nguy cơ thua lỗ đến 2,5 tỷ USD khi giá trị giảm về 33.000 USD. May mắn thay, hai tuần trở lại đây, BTC trở lại đà tăng trưởng khi gần 500 tỷ đô đã quay trở lại thị trường.
Cụ thể, trong ngày 24 tháng 1, tổng vốn hóa thị trường dao động khoảng 1.500 tỷ USD. Tiếp theo đó, thị trường dần tăng trưởng ổn định trở lại với mức tăng hơn 36% và trở về ngưỡng 2.080 tỷ USD vào ngày 7 tháng 2 năm 2022.
Trong đó, Bitcoin (BTC) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 39,4% thị phần thị trường và Ethereum (ETH) là 17,9%.
Như vậy, chắc chắn sự biến động của giá trị BTC có tác động lớn đến tổng giá trị của thị trường và dĩ nhiên lực kéo sẽ phần lớn phụ thuộc vào đồng coin này.
Với mức tổng vốn hóa thị trưởng trở lại ngưỡng trên 2.000 tỷ USD góp phần giúp Bitcoin một lần nữa lọt vào top 10 tài sản có giá trị lớn nhất với giá trị tổng thể được ước tính khoảng 840,57 tỷ USD.
Động thái của các tổ chức, quốc gia về tiền mã hóa
.jpeg)
Sự biến động về giá trị của Bitcoin chịu tác động lớn đến từ hành động của các quốc gia và tổ chức lớn trên thế giới về lĩnh vực tiền mã hóa nói chung và đồng BTC nói riêng.
Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù đà tăng trưởng của thị trường bị chặn đứng do sức ép về quy định thuế của Vương Quốc Anh nhưng những động thái ủng hộ của các quốc gia và tổ chức chính là động lực thúc đẩy giá trị Bitcoin tiếp tục tăng trở lại những ngày qua.
Cụ thể, sau thông tin về lệnh cấm tiền mã hóa hồi cuối tháng 1, Chính phủ Nga đã quyết định “quay xe” và đồng ý xây dựng lộ trình quản lý đồng tiền này. Trước đó, lệnh cấm này đã tạo ra hiện tượng bán tháo do số lượng người dân Nga đang sở hữu tiền mã hóa chiếm 12% tổng vốn hóa thị trường với 200 tỷ USD
Bên cạnh đó, hàng loạt quốc gia như: Mỹ, Hàn Quốc, Iran, Malaysia,... bắt đầu có kế hoạch nghiên cứu và triển khai CBDC - tiền mã hóa dành riêng cho ngân hàng trung ương trong năm nay.
Đặc biệt, những quyết tâm của El Salavador về đồng Bitcoin cũng là một động lực góp phần thúc đẩy đà tăng trở lại của đồng coin này cũng như thị trường tiền mã hóa nói chung. Bất chấp những yêu cầu và làn sóng phản đối dữ dội, Tổng thống Nayib Bukele vẫn cho thấy quyết tâm phát triển Bitcoin tại quốc gia này.
Bên cạnh đó, hành động đầu tư của một số tổ chức, nổi bật nhất là thương vụ MicroStrategy đã tiếp tục mua thêm 25 triệu USD Bitcoin trong đầu tháng 2 cũng góp phần thúc đẩy đà tăng trở lại. Sau thương vụ này, kho tài sản dự trữ Bitcoin của công ty đã vượt lên 120.051 BTC, với mức giá trung bình 30.200 USD cho mỗi BTC. Trước những diễn biến có chiều hướng suy giảm ở thời điểm đó, giám đốc của MicroStrategy vẫn khẳng định công ty có chiếc lược tích trữ thêm BTC trong năm nay.
Bên cạnh đó, những altcoin khác cũng ghi nhận sự tăng trưởng trong những ngày đầu tháng 2. Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng mức tăng đều của các Altcoin cũng là một trong những yếu tố góp phần gia tăng tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa trở lại ngưỡng trên 2000 tỷ USD.
Tin khác:
- Kpop NFTs: Công ty quản lý của Big Bang, Blackpink cùng Binance phát triển hệ sinh thái NFT bền vững
- Triều Tiên sử dụng tiền điện tử bị đánh cắp để tài trợ cho các chương trình tên lửa
Đánh giá bài viết này
Gửi đánh giá của bạn