2 Founder sàn OpenSea chính thức trở thành tỷ phú NFT đầu tiên trong lịch sử

Tác giả: Hoa Tường
Bài viết được update ngày: 24-02-2022 | 09:31:57

Hai nhà sáng lập sàn giao dịch OpenSea, Devin Finzer và Alex Atallah vừa trở thành những tỷ phú đầu tiên nhờ NFT, sở hữu khối tài sản lên đến 2,2 tỷ USD.

2 vị tỷ phú trẻ đầu tiên từ NFT trên thế giới

Sau khi hoàn tất vòng gọi vốn thành công 300 triệu USD đầu tháng 1 năm nay, hai nhà sáng lập OpenSea đã chính thức ghi tên mình vào nhóm tỷ phú toàn cầu. Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng đến nay, “Kỳ lân tiền điện tử” đang được định giá là 13,3 tỷ USD, tăng lên từ 1,5 tỷ USD. 

Theo nguồn tin từ Forbes, Devin Finzer và Alex Atallah - hai nhà đồng sáng lập hiện nắm giữ khoảng 18,5% cổ phần trong OpenSea, ước tính khối tài sản ròng của mỗi người khoảng 2,2 tỷ USD.

Finzer và Atallah là hai nhà đồng sáng lập OpenSea trở thành tỷ phú từ NFT
Finzer và Atallah là hai nhà đồng sáng lập OpenSea trở thành tỷ phú từ NFT

Thành lập năm 2018, với trụ sở chính tại NewYork, hai kỹ sư trẻ startup đã sớm nhìn thấy tiềm năng của NFT và đặt chân vào thị trường này từ đầu năm 2021.  

NFT - token không thể thay thế - là dạng tập tin được sử dụng để xác định quyền sở hữu cho tài sản số duy nhất. Từ nghệ thuật như tranh vẽ, âm nhạc hay cả các tấm thẻ thể thao “ảo”, hoặc dù chỉ là bài đăng đơn giản trên mạng hội Facebook, Twiter giờ đây đều có thể NFT hóa và lưu giữ trong số cái kỹ thuật số, hay còn gọi là blockchain.

OpenSea hoạt động theo cơ chế như một nền tảng mạng ngang hàng (P2P). Tại đây, người dùng được phép tạo, mua và bán mọi loại NFT. Đổi lại, sàn giao dịch nhận về 2,5 % tiền hoa hồng. 

Finzer và Atallah - Các tỷ phú tự thân trẻ tuổi, mỗi người trên dưới 30 tuổi. Họ dường như đều có điểm chung giống với nhiều tỷ phú công nghệ trẻ khác. 

Được biết giám đốc điều hành (CEO) Finzer lớn lên tại Bay Area, theo học Đại học Brown và làm công việc như một kỹ sư phần mềm tại Pinterest. Vào năm 2015, anh đồng sáng lập công ty khởi nghiệp đầu tiên, Claimdog - một công cụ tìm kiếm. Finzer bán đứa con tinh thần đầu lòng của mình một năm sau đó với một mức giá không công khai. 

Còn Atallah - Vị giám đốc công nghệ sinh ra tại Colorado, có năng khiếu về spreadsheet (bảng tính) từ khi còn trẻ. Theo hồ sơ LinkedIn, trong thời sinh viên tại Stanford, Atallah đã làm việc tại Palantir - nơi từng là startup công nghệ lớn thứ 4 thế giới và sau tốt nghiệp anh làm việc tại 2 công ty khởi nghiệp khác thuộc thung lũng Silicon là Zugata và Whatsgoodly.

Tháng 1 năm 2018, bộ đôi đã cùng hợp tác phát triển ý tưởng khởi nghiệp bằng cách trả tiền điện tử cho người dùng để họ chia sẻ Wi-fi hotpot với Y Combinator. Sau đó, tình cờ CryptoKittes - hình ảnh mèo ảo theo phong cách hoạt hình, một trong các NFT đầu tiên của Finzer và Atallah được ghi nhận. Họ nhanh chóng bắt tay vào chặng đường mới mới OpenSea và chuyển đến NewYork.

Chặng đường phát triển của OpenSea 

Chặng đường phát triển của OpenSea 
Chặng đường phát triển của OpenSea 

Trong hơn một năm qua, OpenSea đã cho thấy tốc độ phát triển nhanh chóng. 

Hồi tháng 3/2020, công ty này ghi nhận tới gần 4000 người giao dịch hàng tháng, tương đương 1,1 triệu USD, 28.000 USD/tháng. Tuy nhiên, “gió đã đổi chiều” khi vào tháng 2/2021, các nền tảng giao dịch khác, điển hình như sàn Nifty Gateway của cặp sinh đôi Winklevoss đã tạo ra nguồn thu khổng lồ từ cuộc bán đấu giá bức tranh kỹ thuật số cao cấp. 

Vào tháng 7/2021, OpenSea chốt lại 100 triệu USD từ vòng gọi vốn, dẫn dắt bởi quỹ đầu tư tài chính mạo hiểm Andreessen Horowitz và ghi nhận khoảng 350 triệu USD giao dịch trong tháng. Tháng kế tiếp, giao dịch của OpenSea đạt con số 3,4 tỷ USD. Đây là mức gia tăng đáng kinh ngạc, gấp mười lần giá trị trước đó, mang lại doanh thu 85 triệu tiền hoa hồng cho công ty. 

Những tháng sau đó, thị trường NFT có sự giảm nhiệt, trước khi sôi nổi trở lại vào tháng 12. Chính vào thời điểm cuối năm 2021, OpenSea đã giải quyết lượng giao dịch trị giá hơn 3,3, tỷ đô và thu về khoảng 82,5 triệu USD. Hiện tại, đội ngũ OpenSea gồm 70 nhân viên.  

Theo thống kê từ PitchBook, kể từ khi thành lập, OpenSea đã huy động được hơn 420 triệu USD từ các nhà đầu tư. Trong vòng gọi vốn Series C vào ngày 4/1, hai startup trẻ đã được công bố khoản đầu tư lên đến 300 triệu USD, nhờ dẫn dắt của các công ty quỹ mạo hiểm Paradigm và Coatue. 

Về kế hoạch nhân sự, OpenSea mong muốn tăng số lượng đồng đội cũng như tập trung xây dựng tính “tin cậy và an toàn” cho toàn tập thể; nâng cao chất lượng sản phẩm để tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.

Tuy vậy, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường NFT, bao gồm tác động từ cả gã tiền điện tử khổng lồ Coinbase cũng đặt ra không ít thách thức với OpenSea. Tháng 10/ 2021, ông lớn này công bố ra mắt sàn giao dịch NFT riêng. Trong bối cảnh các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng gian lận và lừa đảo trong thị trường NFT. 

>>> Xem thêm: Coinbase Wallet mở rộng hỗ trợ ví lạnh Ledger

Vào tháng 9/2021, Finzer đã bị yêu cầu rời khỏi vị trí người đứng đầu bộ phận sản phẩm của OpenSea, sau khi bị phát hiện mua vật phẩm NFT ngay trước thềm giao dịch. Vừa tuần trước, bảo tàng nghệ thuật New York đã nộp đơn tố cáo Finzer đánh cắp NFT trị giá 2,2 triệu USD và đang niêm yết trên sàn OpenSea. 

Nếu vượt qua vụ bê bối này, OpenSea có thể tiếp tục chinh phục giấc mơ trở nên giàu có. Theo dữ liệu từ DappRadar, một vài NFT năm 2021 thậm chí đạt các giao dịch trao tay có giá 23 tỷ USD và thị trường vẫn đang trong quá trình khởi động.  

Trong một tuyên bố gửi qua email, Finzer đã nói rằng:

“Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành điểm đến cho các nền kỹ thuật số mới được phát triển mạnh mẽ”.

Đánh giá bài viết này

5/5 - (18 Bình chọn)

Tin khác:

- Ark coin là gì? Tìm hiểu chi tiết dự án Ark và đồng Ark coin

- Auction coin là gì? Tất tần tật những thông tin mới nhất về dự án Bounce

Danh sách bài viết được xem nhiều